Tập Tục Thờ Cúng Lâu Đời Trong Cộng Đồng Lạc Việt



 Cách đây 40.000 năm, tổ tiên của người Việt sống trong các hang động đã có tục chôn cất và thờ cúng người chết tại nơi cư trú. Đến thời đại Đông Sơn, các tập tục này bắt đầu được định hình rõ nét. Do đó, tiệc tìm hiểu tập tục thờ cúng, an táng thời Đông Sơn sẽ góp phần làm rõ một số khía cạnh đời sống sinh hoạt tinh thần của người Lạc Việt. Với bài viết này, Phong Thuỷ Đại Nam xin giới thiệu khái lược tập tục thờ cúng, an táng của người Lạc Việt thời đại Đông Sơn – giai đoạn cuối của xã hội nguyên thuỷ trước khi ra đời nhà nước đầu tiên. 

Tập Tục Thờ Cúng, An Táng Của Cư Dân Lạc Việt Thời Đại Đông Sơn

Tập Tục Thờ Cúng, An Táng Của Cư Dân Lạc Việt Thời Đại Đông Sơn

Tổ tiên của người Việt là ai?

Tại Việt Nam chưa tìm thấy dấu tích của người vượn. Tuy nhiên, cách đây khoảng 40.000 năm, thời kỳ đồ đá, người thông minh nhân chủng Indonésien (thuộc một nhánh Mongoloid đến từ phương Nam) được cho là nguồn gốc tổ tiên của người Việt. Sau này, dưới tên gọi Lạc Việt, họ chính là chủ nhân của nền văn hoá bản địa phân bố trải rộng các khu vực Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam.

Tổ tiên ta đã xây dựng nền văn hoá như thế nào? 

Thời kỳ tiền sử, cách ngày nay từ 40.000 – 4000 năm, là quá trình tổ tiên người Việt từ núi cao tiến xuống chiếm lĩnh vùng đồng bằng, định cư tại lưu vực các con sông lớn (sông Hồng, sông Mã, sông Cả/Lam), hoạt động chính là canh tác lúa nước, ngoài ra còn trồng rau màu, chăn nuôi, đánh cá, dệt vải, làm gốm, luyện kim…

Các trung tâm lớn trong cương vực phân bố của văn hóa Đông Sơn

Các trung tâm lớn trong cương vực phân bố của văn hóa Đông Sơn

Trải qua quá trình cư trú lâu dài, ổn định trên vùng châu thổ, các di chỉ khảo cổ cho thấy sự phát triển có tính liên tục từ thời đại Đồ đá đến thời đại Kim khí. Trong đó, Đông Sơn chính là thời kỳ phát triển đỉnh cao của thời đại Kim khí trước khi ra đời nhà nước, cách ngày nay 4.000 năm.

Thời kỳ này, cư dân Lạc Việt đã biết chế tạo và sử dụng thành thạo công cụ lao động bằng kim loại như lưỡi cày đồng, cuốc, thuổng trong các sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, đời sống sinh hoạt vật chất, tinh thần của người Lạc Việt được nâng cao và định hình rõ nét. Trong đó, lương thực chính là lúa gạo, nam đóng khố xăm mình, nữ mặc yếm váy xoè, ở nhà sàn, phương tiện đi lại chủ yếu bằng thuyền độc mộc… Nhiều bằng  chứng cho thấy, người Lạc Việt có các tục: làm bánh chưng, bánh dày, ăn cau trầu, nhuộm răng đen, uống rượu, múa hát, đánh trống, giã gạo, thổi kèm, trang phục lễ hội dùng lông chim, đồ trang sức… 

Trống đồng Ngọc Lũ

Trống đồng Ngọc Lũ

Thuyền rồng, nhà sàn, trên mặt trống đồng

Thuyền rồng, nhà sàn, trên mặt trống đồng

Tập tục thờ cúng, an táng thời kỳ Đông Sơn như thế nào?

Thời Đông Sơn, tín ngưỡng thờ cúng chủ yếu của người Việt là thờ cúng tổ tiên, thờ vật tổ (Totem), thế giới tự nhiên, siêu nhiên… 

Ngay từ thời tiền sử, cách đây 40.000 năm, tổ tiên người Việt sống quần cư trong hang đá đã có tập tục chôn người chết tại nơi cư trú, chôn theo đồ tuỳ táng cùng các nghi lễ đốt lửa và rắc thổ hoàng. Ngay từ rất sớm, người Việt đã có ý niệm về linh hồn, cuộc sống sau cái chết cùng các và các nghi lễ thờ cúng, an táng người chết.

 Thời Đông Sơn, những tập tục này có những chuyển biến rõ nét. Người Việt cổ biết dùng tiếng khua trống, tiếng giã cối đá làm hiệu lệnh khi có tang. Tục chia tài sản cho người chết là các đồ tuỳ táng (gồm: đồ dùng, vũ khí, đồ trang sức, trống đồng), giao tiếp với thần linh bằng các bài hò vè… Các nghi lễ nhằm mục đích chăm sóc linh hồn người chết, nhắc nhở người chết nhớ về cuội nguồn.

Thời kỳ này có ba hình thức an táng chính: mộ huyệt đất, mộ thuyền, cuốn chiếu; táng tro cốt trong thạp đồng. Các ngôi mộ cá thể trong một khu mộ lớn, nó phản ánh thiết chế thờ cúng cấp độ gia đình nhưng gắn bó với cộng đồng. Sự chênh lệch số lượng đồ tuỳ táng, trong đó phần lớn là người nghèo thi thoảng mới có một ngôi mộ có số lượng đồ tuỳ táng vượt trội. Nó phần ảnh, tàn dư của xã hội công xã nông thôn, đứng đầu là tù trưởng bên dưới là các cư dân bộ tộc.

Các thạp đồng có táng tro cốt bên trong

Các thạp đồng có táng tro cốt bên trong

Đáng chú ý, người Việt có tập quán sống gần nguồn nước canh tác lúa nước nhưng thường táng mộ ở những nơi đất cao, khô ráo. Có thể đây là những quan niệm sớm về phong thuỷ của người Việt cổ. Dạng thức mộ thuyền liên quan đến phương tiện đi lại chính của người Lạc Việt (thuyền độc mộc), nó phản ánh quan niệm sinh thái học cổ đại của người Việt cổ trong quá trình di chuyển từ vùng núi cao xuống vùng đồng bằng.

Ngoài ra, nhiều di cốt mộ táng cho thấy đầu người chết thường được đặt ở hướng Đông, hướng mặt trời mọc. Đây là biểu hiện này tín ngưỡng nông nghiệp thờ mặt trời v.v…

Di mộ có di cốt đầu hướng Đông cùng nhiều đồ tuỷ táng

Di mộ có di cốt đầu hướng Đông cùng nhiều đồ tuỷ táng

Như vậy, trước khi tiếp xúc với nền văn hoá Hán, thời đại Đông Sơn, người Lạc Việt đã kịp tạo dựng một nền văn hoá phát triển rực rỡ với những bản sắc riêng đặc sắc. Đáng chú ý là những hình thức thờ cúng, an táng: mộ đất, mộ thuyền, chia tài sản cho người chết, tâm thức về cội khi chết, người sống và người chết có quan hệ gần gũi… Nó phản ánh thế giới quan mộc mạc của người Việt về một thế giới sau cái chết, giữa người sống và người chết hầu như không tồn tại khoảng cách, nỗi sợ hãi cùng những nghi lễ phức tạp, nặng nề như sau này chúng ta ảnh hưởng, tiếp thu từ văn hoá Hán.

Mộ thuyền Việt Khê Hải Phòng và địa điểm khai quật mộ thuyền

Mộ thuyền Việt Khê Hải Phòng và địa điểm khai quật mộ thuyền

Tập tục thờ cúng, an táng của người Lạc Việt thời đại Đông Sơn chính là những yếu tố thuần Việt bắt nguồn từ cơ tầng văn hoá bản địa trong hàng thiên niên kỷ người Việt cư trú trên các vùng văn hoá cổ thuộc Bắc, Bắc Trung Bộ nước ta ngày nay. Đáng chú ý, những hình thức nghi lễ thờ cúng, an táng này với nhiều ý nghĩa biểu trưng có thể tìm thấy trong thực hành tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt hiện nay, sẽ được chúng tôi làm rõ trong một dịp gần đây. 

Nguồn: https://phongthuydainam.vn/tap-tuc-tho-cung/