Cúng Rằm tháng 7: Tưởng nhớ tổ tiên và cúng cô hồn



Cúng rằm tháng 7, hay còn gọi là lễ Vu Lan báo hiếu, là một trong những nghi lễ quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt. Để thực hiện nghi lễ này một cách đầy đủ và chính xác, việc chuẩn bị văn khấn cúng rằm tháng 7 cho gia tiên là rất quan trọng. 

 

Trong năm 2025, các gia chủ nên chú ý đến việc chuẩn bị văn khấn một cách trang nghiêm và chính xác nhất để thể hiện lòng thành kính và sự báo hiếu đối với tổ tiên. Hãy cùng tìm hiểu những nội dung cần có trong văn khấn để có một buổi lễ trọn vẹn và ý nghĩa.

 

Cúng rằm tháng 7

Cúng rằm tháng 7

 

Văn khấn rằm tháng 7 cúng Phật

Sau đây là bài Bài cúng rằm tháng 7 ngắn gọn: 

 

Nam mô A Di Đà Phật!

 

Nam mô A Di Đà Phật!

 

Nam mô A Di Đà Phật!

 

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

 

Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

 

Hôm nay là ngày rằm tháng Bảy…

 

Tín chủ chúng con là…

 

Ngụ tại…

 

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

 

Chúng con thành tâm kính mới ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

 

Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.

 

Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.

 

Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo.

 

Do vậy kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.

 

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!

 

Nam mô A Di Đà Phật!

 

Nam mô A Di Đà Phật!

 

Nam mô A Di Đà Phật!

 

Văn khấn rằm tháng 7 cúng Phật

Văn khấn rằm tháng 7 cúng Phật

Bài cúng gia tiên rằm tháng 7

Dưới đây là bài cúng rằm tháng 7 gia tiên truyền thống:

 

Nam mô A Di Đà Phật!

 

Nam mô A Di Đà Phật!

 

Nam mô A Di Đà Phật!

 

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

 

Con kính lạy tổ tiên nội ngoại và chư vị Hương linh.

 

Tín chủ chúng con là…

 

Ngụ tại…

 

Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm Nhân gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung Nguyên, chúng con nhớ đến tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh thành ra chúng con gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức.

 

Chúng con cảm nghĩ ơn đức cù lao khôn báo, cảm công trời biển khó đền nên tín chủ con sửa sang lễ vật, hương hoa, trà quả, kim ngân vàng bạc, thắp nén tâm hương, thành kính lên các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội và tất cả các hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ….

 

Cúi xin các vị thương xót cháu con, linh thiêng hiện về, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo.

 

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

 

Nam mô A Di Đà Phật!

 

Nam mô A Di Đà Phật!

 

Nam mô A Di Đà Phật!

 

Bài cúng gia tiên rằm tháng 7

Bài cúng gia tiên rằm tháng 7

Văn khấn cúng thần linh rằm tháng  7

Sau đây là văn khấn cúng thần linh  rằm tháng 7 cổ truyền Việt Nam:

 

Nam mô A Di Đà Phật!

 

Nam mô A Di Đà Phật!

 

Nam mô A Di Đà Phật!

 

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

 

Con kính lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

 

Hôm nay là ngày rằm tháng 7…

 

Tín chủ chúng con là…

 

Ngụ tại…

 

Thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.

 

Chúng con thành tâm kính mới ngài Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả.

 

Chúng con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.

 

Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám.

 

Nay gặp tiết Vu Lan, ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam Bảo, Phật trời phù hộ, thần linh các đấng che chở, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đền báo.

 

Do vậy kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành, nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình luôn mạnh khỏe, già trẻ bình an, một lòng hướng về chính đạo, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long.

 

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám!

 

Nam mô A Di Đà Phật!

 

Nam mô A Di Đà Phật!

 

Nam mô A Di Đà Phật!

 

Văn khấn cúng thần linh rằm tháng  7

Văn khấn cúng thần linh rằm tháng  7

Bài cúng chúng sinh ngoài trời

Dưới đây là bài cúng chúng sinh ngoài trời gia chủ có thể tham khảo:

 

Nam mô A Di Đà Phật!

 

Nam mô A Di Đà Phật!

 

Nam mô A Di Đà Phật!

 

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

 

Con lạy Đức Phật Di Đà

 

Con lạy Bồ Tát Quan Âm.

 

Con lạy Táo Phủ Thần quân Chinh thần.

 

Tiết tháng 7 sắp thu phân

 

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

 

Âm cung mở cửa ngục ra

 

Vong linh không cửa không nhà

 

Đại Thánh Khảo giáo – A Nan Đà Tôn giả

 

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

 

Gốc cây xó chợ đầu đường

 

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

 

Quanh năm đói rét cơ hàn

 

Không manh áo mỏng – che làn heo may

 

Cô hồn năm bắc đông tây

 

Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn

 

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

 

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

 

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

 

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

 

Gạo muối quả thực hoa đăng

 

Mang theo một chút để dành ngày mai

 

Phù hộ tín chủ lộc tài

 

An khang thịnh vượng hòa hài gia trung

 

Nhớ ngày xá tội vong nhân

 

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

 

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

 

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

 

Tín chủ thiêu hóa kim ngân

 

Cùng với quần áo đã được phân chia

 

Kính cáo Tôn thần

 

Chứng minh công đức

 

Cho tín chủ con

 

Tên là:…

 

Vợ/Chồng:..

 

Con trai:..

 

Con gái:..

 

Ngụ tại:…

 

Bài cúng chúng sinh ngoài trời

Bài cúng chúng sinh ngoài trời

Văn khấn rằm tháng 7 hóa vàng

Nam mô A Di Đà Phật!

 

Nam mô A Di Đà Phật!

 

Nam mô A Di Đà Phật!

 

Con lạy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáng trần

 

Con lạy Bồ Tát Quan Âm con lạy Táo phủ Thần quân chính thần

 

Tiết tháng 7 sắp thu phân

 

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

 

Âm cung mở cửa không nhà bơ vơ

 

Đại Thánh Khảo giáo

 

A nan Đà Tôn giả

 

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

 

Gốc cây xó chợ đầu đường

 

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

 

Quanh năm đói rét cơ hàn

 

Không manh áo mỏng, che làn heo may

 

Cô hồn nam bắc đông tây

 

Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn

 

Dù rằng: Chết uổng, chết oan

 

Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu

 

Chết tai nạn – chết ốm đau

 

Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình

 

Chết bom đạn, chết đao binh

 

Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi

 

Chết vì sét đánh giữa trời

 

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

 

Lai lầm nhận hưởng mọi lời trước sau

 

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

 

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

 

Gạo muối quả thực hoa đăng

 

Mang theo một chút để giành ngày mai

 

Phù hộ tín chủ lộc tài

 

An khang thịnh vượng hài hòa gia trung

 

Nhớ ngày xá tội vong nhân

 

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

 

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

 

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

 

Tín chủ thiêu hóa kim ngân

 

Cùng với áo quần đã được phân chia

 

Kính cáo tôn thần

 

Chứng minh công đức

 

Cho tín chủ con

 

Tên là

 

Vợ: …

 

Chồng:…

 

Con trai:…

 

Con gái:…

 

Ngụ tại số nhà… đường… quận huyện… xã… tỉnh…

 

Nam mô A di đà Phật

 

Lưu ý: Gia chủ cần rải muối, gạo ra 5 phương 8 hướng khi hoá vàng.

Giải đáp thắc mắc khi cúng rằm tháng 7

Rằm tháng 7 là dịp quan trọng để tưởng nhớ và tri ân tổ tiên, đồng thời cầu mong sự bình an và may mắn cho gia đình. Để thực hiện nghi lễ này một cách đúng đắn, nhiều gia chủ thường gặp phải những thắc mắc cần giải đáp.

 

Rằm tháng 7 nên cúng gì cho gia tiên?

 

Mâm cỗ cúng gia tiên trong ngày rằm tháng 7 có thể bao gồm các món ăn mặn hoặc chay, tùy thuộc vào điều kiện và phong tục của gia đình. Không có quy tắc cứng nhắc về món ăn, do đó gia chủ có thể lựa chọn các món theo sở thích của tổ tiên khi còn sống hoặc theo đặc trưng của từng vùng miền. Các món phổ biến thường thấy gồm:

 

Rằm tháng 7 nên cúng gì cho gia tiên?

Rằm tháng 7 nên cúng gì cho gia tiên?

  • Món mặn: Gà luộc, xôi, chè, canh, cơm, cá kho, chả ram, món xào, món nộm, rau luộc như rau cải, cà rốt, củ cải…
  • Trái cây: Các loại trái cây tươi ngon, đa dạng màu sắc.
  • Hoa: Hoa tươi, thường chọn các loại hoa có màu sắc tươi sáng như hoa ly, hoa huệ, hoa cúc…
  • Nước, rượu: Để thắp hương và dùng trong nghi lễ.
  • Nhang, nến: Dùng để thắp hương.
  • Vàng mã: Giấy tiền vàng bạc, quần áo, nhà cửa… bằng giấy.

Khi nào gia chủ cúng trong nhà, ngoài trời?

 

Khi cúng rằm tháng 7, gia chủ cần phân biệt rõ giữa lễ cúng gia tiên và lễ cúng cô hồn (chúng sinh) để thực hiện nghi lễ đúng cách:

 

  • Lễ cúng gia tiên: Nên được thực hiện trong nhà, tại bàn thờ tổ tiên, thường vào ban ngày. Đây là thời điểm phù hợp để thể hiện lòng biết ơn và tôn kính đối với tổ tiên. Việc cúng vào ban ngày giúp tạo không khí trang nghiêm, ấm cúng và thể hiện sự tôn trọng đối với các bậc tiền nhân đã khuất.
  • Lễ cúng cô hồn: Thực hiện ngoài trời hoặc tại các chùa chiền vào buổi tối. Đây là thời điểm thích hợp để các linh hồn không nơi nương tựa có thể tiếp cận và nhận được đồ cúng. Buổi tối tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề liên quan đến các vong hồn và đảm bảo nghi lễ được thực hiện một cách trang trọng và phù hợp với phong tục truyền thống.

Lễ cúng cô hồn

Lễ cúng cô hồn

Việc phân chia rõ ràng thời gian và địa điểm giúp gia chủ thực hiện các nghi lễ một cách chính xác, thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên và sự quan tâm đến các vong hồn không nơi nương tựa.

 

Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào là tốt nhất?

 

Theo truyền thống dân gian, để thực hiện lễ cúng rằm tháng 7 một cách trọn vẹn và ý nghĩa, các gia chủ nên tiến hành lễ cúng từ ngày mùng 2 tháng 7 cho đến trước 12 giờ trưa ngày 15 tháng 7 âm lịch (tức từ ngày 5 tháng 8 đến trước 12 giờ ngày 18 tháng 8 năm 2024 dương lịch). 

 

Đây là thời điểm lý tưởng nhất để thực hiện các nghi lễ cúng Phật, thần linh và gia tiên trong dịp lễ Vu Lan báo hiếu. Thực hiện lễ cúng trong khoảng thời gian này giúp gia chủ bày tỏ lòng thành kính và tri ân đối với tổ tiên, đồng thời phù hợp với phong tục tập quán của người Việt.

 

Tại sao phải cúng rằm tháng 7 trước ngày 15?

 

Việc cúng rằm tháng 7 trước ngày 15 âm lịch là rất quan trọng nhằm đảm bảo rằng lễ cúng được thực hiện trong khoảng thời gian mở cửa dành cho các linh hồn. Ngày 15 tháng 7 âm lịch đánh dấu sự kết thúc của thời gian “mở cửa” cho các vong hồn, thời điểm mà các linh hồn được phép nhận đồ thờ cúng từ cõi âm. 

Sau ngày này, việc cúng lễ sẽ không còn tác dụng vì các vong hồn không thể nhận được đồ thờ cúng nữa. Do đó, để lễ cúng đạt hiệu quả và thể hiện lòng thành kính, gia chủ nên hoàn thành lễ cúng trước thời điểm này.

 

Qua những thông tin Phong Thủy Đại Nam chia sẻ, cúng rằm tháng 7 là dịp để thể hiện lòng thành kính sự biết ơn đối với tổ tiên mà còn cầu mong sự bình an và phúc lộc cho gia đình. Việc chuẩn bị văn khấn cần được thực hiện một cách chu đáo, đúng theo truyền thống để nghi lễ được trang nghiêm và hiệu quả. 

Nguồn: https://phongthuydainam.vn/cung-ram-thang-7/