Người xưa thường áp dụng cách tính giờ theo 12 con giáp để xác định thời gian trong ngày. Cùng Phong Thủy Đại Nam khám phá xem cách tính giờ theo con giáp được cổ nhân thực hiện như thế nào, có ý nghĩa ra sao để hiểu và ứng dụng trong một số trường hợp cần thiết.
Cách tính giờ theo 12 con giáp
Cách tính giờ theo 12 con giáp chính xác nhất
Theo chiêm tinh học phương Đông, hệ thống 24 giờ trong 1 ngày sẽ được chia thành 12 Can Chi (giờ Âm lịch). Mỗi giai đoạn Can Chi tương ứng 2 giờ Dương lịch và gắn liền với 12 con giáp, bao gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Cách tính giờ theo các con giáp là cách xem giờ trong ngày chính xác của người xưa, cho thấy mối quan hệ sâu sắc giữa thời gian và cung Hoàng đạo vốn đã trở thành một nét văn hóa tâm linh của người Việt.
Thời gian và cung Hoàng đạo
Điều đặc biệt là các khung giờ được tính theo Can Chi cũng có sự liên quan đến tập tính của từng con vật trong 12 cung Hoàng đạo. Dưới đây là cách tính giờ theo 12 con giáp chính xác nhất dựa trên chu kỳ 24 giờ/ngày, quý bạn đọc có thể tra cứu:
Con giáp Khung giờ Diễn giải tập tính con vật
Tý Từ 23h đến 1h sáng Chuột bắt đầu đi kiếm ăn
Sửu Từ 1h đến 3h sáng Trâu nhai lại cỏ lần 2 chuẩn bị ngày mới
Dần Từ 3h đến 5h sáng Hổ bắt đầu săn mồi
Mão Từ 5h đến 7h sáng Mèo thư giãn, phơi nắng
Thìn Từ 7h đến 9h sáng Rồng làm mưa
Tỵ Từ 9h đến 11h trưa Rắn rời khỏi hang nhưng không làm hại người
Ngọ Từ 11h đến 13h chiều Ngựa hoạt động, không nghỉ trưa
Mùi Từ 13h đến 15h trưa Nhiệt độ giảm dần, lý tưởng để chăn thả dê
Thân Từ 15h đến 17h chiều Khỉ hoạt động, hú nhiều
Dậu Từ 17h đến 19h tối Gà vào chuồng
Tuất Từ 19h đến 21h đêm Chó nằm cảnh giác
Hợi Từ 21h đến 23h đêm Lơn nghỉ ngơi, nằm ngủ
Cũng theo cách tính giờ này, người xưa sẽ chia thời gian ban đêm theo một khái niệm khác gọi là Canh, được xác định trong khoảng thời gian vắng bóng mặt trời, từ lúc hoàng hôn cho đến bình minh. Cụ thể:
Chia giờ theo Canh
Dựa trên cách tính giờ theo con giáp của người xưa, chúng ta có thể xác định được ngày và khung giờ phù hợp với con giáp của mình để quyết định thời điểm triển khai một hoạt động, sự kiện trọng đại.
Ý nghĩa của các giờ theo 12 con giáp
Cách xem giờ trong ngày dựa trên 12 con giáp mang ý nghĩa rất đặc biệt đối với những người coi trọng phong thủy và các giá trị truyền thống. Bởi khác với việc tính các múi giờ hiện đại, giờ theo con giáp còn giúp chúng ta xác định được các thời điểm thuận lợi, may mắn để tiến hành một việc quan trọng nào đó và ngược lại.
Không chỉ vậy, cách tính giờ theo 12 con giáp còn tác động đến vận may, tính cách và cuộc sống của mỗi cá nhân dựa trên tương hợp & xung khắc giữa các con giáp.
Giờ Tý (23h – 1h)
Giờ Tý là thời điểm giữa đêm, được quy ước từ 23h đến 1h sáng, còn gọi là trung dạ. Đây là khoảng thời gian được cho là lúc họ nhà chuột hoạt động mạnh nhất để kiếm lương thực.
Giờ Tý
Trong 12 con giáp, giờ Tý được xem là thời điểm kết thúc một ngày và bắt đầu một ngày mới. Vì rơi vào điểm cực âm của một ngày, nên con người cần bắt đầu ngủ trong thời gian này để cơ thể được tái tạo.
Giờ Sửu (1h – 3h)
Qua giờ Tý sẽ đến giờ Sửu, bắt đầu từ 1h đến 3h sáng. Đây là thời gian hoang kê, là lúc trâu thức dậy để gặm cỏ và nhai thức ăn lần thứ 2, chuẩn bị có một ngày lao động cày bừa vất vả vào sáng sớm.
Giờ Sửu
Giờ Sửu là lúc chúng ta nên có một giấc ngủ thật sâu để gan được thanh lọc. Bởi cổ nhân có câu “Người ngủ yên giấc, máu chảy về gan.”
Giờ Dần (3h – 5h)
Trong cách tính giờ theo 12 con giáp, Dần là khung giờ từ 3h đến 5h sáng. Thời điểm này bắt đầu bình minh và cũng là lúc hổ rời hang để săn mồi nên chúng vô cùng hung hãn.
Giờ Dần
Dân gian có câu: “Ai sinh giờ Dần cũng giỏi như người sinh Thân”. Câu nói này ý chỉ người sinh vào khung giờ Dần rất giỏi giang, dẫu cuộc sống khó khăn cũng không chùn bước.
Giờ Mão (5h – 7h)
Trong hệ thống tính giờ theo Can Chi, giờ Mão (Mèo, Mẹo) là thời điểm lý tưởng để những chú mèo nằm lười phơi nắng, thư giãn sau một đêm bắt chuột.
Giờ Mão
Khác với Việt Nam, khoảng thời gian từ 5h đến 7h sáng trong văn hóa Trung Quốc gọi là thỏ, ý nghĩa là lúc này mặt trăng (đại diện là thỏ ngọc) vẫn đang chiếu sáng. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm thỏ rời khỏi hang để gặm cỏ.
Giờ Thìn (7h – 9h)
Sau giờ Mão sẽ đến giờ Thìn, trong cách tính giờ theo 12 con giáp, đó là giai đoạn từ 7h đến 9h sáng. Thời điểm này được xem là Quần Long Hành Vũ, tức là lúc đàn rồng làm mây, sau khi nhiệt độ và năng lượng mặt trời ở mức cao.
Giờ Thìn
Tuy nhiên, rồng chỉ là con vật trong truyền thuyết do con người tưởng tượng ra, hoàn toàn không có thật.
Giờ Tỵ (9h – 11h)
Tỵ là thời gian rắn bò ra khỏi hang, vào lúc ánh nắng mặt trời lên cao trong khoảng thời gian từ 9h đến 11h sáng. Lúc này rắn không làm hại người mà chỉ nằm tận hưởng và hấp thụ năng lượng từ mặt trời cũng như môi trường xung quanh.
Giờ Tỵ
Đây cũng là thời gian phù hợp để thực hiện các nghi lễ tâm linh, thiền định, cầu nguyện… vì giờ Tỵ sở hữu nguồn năng lượng mạnh mẽ hơn các khung giờ khác.
Giờ Ngọ (11h – 13h)
Tiếp theo Tỵ là đến giờ Ngọ, là lúc ngựa có tính dương cao và hoạt động mạnh mẽ xuyên trưa – một tập tính rất khác so với các con vật khác. Dựa trên cách tính giờ theo 12 con giáp, Ngọ sẽ rơi vào 2 giờ Dương lịch là 11h – 12h và 12h – 13h trưa, là lúc mặt trời lên đến đỉnh điểm, đồng thời cũng là mốc thời gian hoán đổi giữa âm và dương.
Giờ Ngọ
Giờ Mùi (13h – 15h)
Khi nhiệt độ đang dần giảm xuống, giai đoạn từ 13h đến 15h là thời điểm lý tưởng để chăn thả dê. Lúc này, dê có thể gặm cỏ thư thả mà vẫn không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây cỏ.
Giờ Mùi
Theo quán ngữ của người Việt, khung giờ từ 13h – 15h cũng có thể gọi là “đầu giờ chiều”, khi mặt trời bắt đầu đổ dần về phía Tây.
Giờ Thân (15h – 17h)
2 tiếng xế chiều từ 15h đến 17h là giờ Thân – Thời điểm khỉ kiếm ăn xong và muốn thể hiện bản thân bằng cách hú thành từng tràng to dài. Theo thuyết Âm Dương, giờ Thân thuộc Dương, không nằm trong Canh nào và cũng là khoảng thời gian sắp kết thúc một ngày làm việc, học tập… của con người.
Giờ Thân
Đặc biệt, người sinh giờ Thân có cá tính mạnh mẽ, độc lập, tư chất thông minh hơn người và có khả năng vượt qua nghịch cảnh, tương tự với người sinh giờ Dần.
Giờ Dậu (17h – 19h)
Qua 17h chiều sẽ bắt đầu khung giờ Dậu, kéo dài 2 tiếng từ 17h đến 19h trong hệ thống 24h một ngày. Dựa trên cách tính giờ theo 12 con giáp, đây là lúc hoàng hôn và gà bắt đầu lên chuồng sau khi ăn no. Lúc này, con người cũng đã tan ca làm việc và chuẩn bị cho bữa tối.
Giờ Dậu
Giờ Tuất (19h – 21h)
Tuất là giờ tiếp theo sau Dậu, cũng tương ứng với Canh 1 trong chu kỳ vắng bóng mặt trời. Lúc này, chó cần tỉnh táo và cảnh giác hơn để trông nhà.
Giờ Tuất
Không chỉ vậy, người xưa còn có câu: “Canh ba không tham dục, canh một không tham ăn”, với lời khuyên không nên ăn sau 7h tối vì lúc này khả năng tiêu hóa của cơ thể đã giảm và mọi cơ quan đều cần được nghỉ ngơi.
Giờ Hợi (21h – 23h)
Sau Canh 1 là Canh 2, tương ứng với giờ Hợi trong khung giờ từ 21h đến 23h đêm. Đây là thời điểm lợn nghỉ ngơi và đang say giấc, mọi vật yên bình. Giờ Hợi cũng là khung giờ tương ứng với con giáp cuối cùng trong 12 cung Hoàng đạo.
Giờ Hợi
Trên đây, chúng ta đã tìm hiểu cách tính giờ theo 12 con giáp và ý nghĩa của mỗi khung giờ tương ứng. Hi vọng quý độc giả sẽ nắm được cách xem giờ trong ngày dựa trên con giáp, xem được các giờ Hoàng đạo & Hắc đạo để ứng dụng phù hợp trong cuộc sống. Mọi thắc mắc về các công cụ tính thời gian của người xưa như cách tính giờ theo Ngũ hành, con giáp… độc giả cũng có thể liên hệ Phong Thủy Đại Nam để được tư vấn chi tiết hơn.
Nguồn: https://phongthuydainam.vn/cach-tinh-gio-theo-12-con-giap/