Tại sao nên chọn đá Opal cho trang sức?



Đá Opal được mệnh danh là Vua của các loại đá, tượng trưng cho quyền lực và sự giàu sang. Với vẻ đẹp huyền bí cùng màu sắc độc đáo, trang sức đá Opal là lựa chọn của nhiều tín đồ mê đá quý và những người đang tìm kiếm một loại vật phẩm phong thủy có chức năng đẩy lùi vận rủi.

 

Vậy Opal là gì? Đá Opal có đắt không? Cấu tạo và nguồn gốc? Cách phân loại và bảo quản đá? … Tất tần tật các thông tin xoay quanh loại đá này sẽ được Phong Thủy Đại Nam làm rõ trong bài chia sẻ dưới đây.

 

Đá OpalĐá Opal

 

Đá Opal là gì?

Đá Opal (tên khoa học Opan) còn gọi là đá sắc màu, tiếng Latinh là Opalus. Từ này có thể bắt nguồn từ từ Opallios trong Hy Lạp cổ đại mang nghĩa “thay đổi màu sắc”. Vì sở hữu nhiều sắc độ khác nhau như trong suốt không màu đến cam, vàng, đỏ, trắng, tím, xanh lam hoặc pha trộn nhiều tông màu với nhau… nên Opal được người Roma cổ đại cho rằng chúng là Vua của các loại đá. 

 

Không chỉ vậy, vào thời Trung cổ, nhiều người còn gọi đá Opal là đá mắt vì tin rằng Opal có thể làm tăng thị lực. Có người còn cho rằng đá sẽ giúp người đeo chúng trở nên vô hình, hoặc giữ cho màu tóc (vàng) không bị bạc đi.

 

Trong thời hiện đại, các chuyên gia còn gọi đá Opal là Kính vạn hoa vì vẻ đẹp đặc trưng với tầng tầng lớp lớp các khối màu tuyệt sắc trên từng kết cấu viên Opal. Thú vị hơn, loại đá trầm tích này chứa rất nhiều lửa và nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ & ánh sáng, dù là nhỏ nhất. Các nghiên cứu cho thấy, lửa đặc trưng của Opal chính là kết quả của sự nhiễu xạ với tên khoa học là hiện tượng “Play of colors”, một kết quả của ánh kim.

 

Thành phần cấu tạo của đá Opal

Là đá trầm tích, Opal hình thành từ quá trình nước thấm qua trái đất và trở nên giàu silicat (trong điều kiện thích hợp). Nước khi xâm nhập vào một khoang sẽ lắng đọng các silicat hòa tan này thành những hình cầu siêu nhỏ, tạo thành những viên đá Opal đa sắc. Dưới đây là thông tin thành phần cấu tạo của chúng:

 

Thành phần cấu tạo của đá OpalThành phần cấu tạo của đá Opal

  • Công thức hóa học: Si02*nH20 (silic đioxit ngậm nước)
  • Khoáng chất: Silica
  • Ánh: thủy tinh
  • Chiết suất; 1.37 – 1.52
  • Tỷ trọng: 1.98 – 2.5
  • Chỉ số khúc xạ: 1.370 – 1.470
  • Độ cứng Mohs: 5.5 – 6.5/10 
  • Độ trong: Từ trong suốt đến không thấu quang
  • Hệ tinh thể: Vô định hình, không có cấu trúc tinh thể
  • Hàm lượng nước trong đá: Từ 3% – 21% (trung bình từ 6% – 10%)

Nguồn gốc của đá Opal

Opal là sự pha trộn ngẫu nhiên của vô vàn các màu sắc khác nhau, còn được biết đến với tên gọi đá mắt mèo, thời Trung cổ từng được người Hy Lạp tôn sùng là báu vật. Vậy Opal có nguồn gốc từ đâu?

 

Theo các nghiên cứu, đây là loại đá có nguồn gốc hàng triệu năm từ các đợt phun trào núi lửa, hình thành dưới tác dụng của áp suất và nhiệt độ.  Vào những năm 1990, Ethiopia là nơi đầu tiên phát hiện Opal, từ các mẫu vật ở Mezezo (tỉnh Shewa) với những viên đá Opal quý màu nâu đỏ, cam hoặc nâu socola nằm bên trong các nốt của đá núi lửa. 

 

Ngày nay, đá sắc màu đã được tìm thấy ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt phổ biến ở Úc (chiếm 95% Opal toàn cầu), Honduras, Mexico, Brazil, miền Tây nước Mỹ… Tại Việt Nam, đá sắc màu cũng được tìm thấy ở các tỉnh Tây Nguyên song màu sắc chưa được đẹp, chất lượng cũng không cao bằng các viên đá nhập khẩu khác.

 

Nguồn gốc của đá OpalNguồn gốc của đá Opal

Phân loại đá Opal

Có nhiều cách phân loại đá sắc màu dựa trên màu sắc hoặc hiệu ứng. Dưới đây là cách phân loại phổ biến nhất, được chia thành 3 nhóm:

 

  • Đá Opal lửa: Là đá có màu da cam.
  • Đá Opal thường: Là đá không có ngũ sắc, còn gọi là Common Opal.
  • Đá Opal bán quý: Là đá có hiệu ứng ngũ sắc bắt mắt nhất trong các dòng Opal, còn được gọi là Recious Opal.

Trong phân loại, đá có giá trị thường là loại màu sẫm từ xám đến đen, bởi chúng sẽ có hiệu ứng cầu vồng đẹp và mạnh nhất khi soi chiếu vào. Opal nền màu nhạt hoặc trắng phổ biến hơn nên giá thành cũng thấp hơn. Riêng loại Opal trong suốt có giá trung bình giữa 2 loại trên, còn gọi là Opal tinh thể.

 

Công dụng và ý nghĩa của đá Opal

Là loại đá may mắn có tác dụng đẩy lùi vận xui, Opal có thể mang đến một tương lai tươi sáng, một tình yêu đẹp đẽ cho người sở hữu. Chính vì thế, đá được ứng dụng nhiều trong cuộc sống và nghệ thuật.

 

Công dụng của đá OpalCông dụng của đá Opal

Trang trí nội thất

Thời Trung cổ, Opal là loại đá được ví như báu vật, chỉ có vua chúa mới sở hữu. Tuy nhiên, ngày nay đá Opal đã trở nên phổ biến hơn và nhiều gia đình có điều kiện vẫn có thể tiếp cận và sử dụng đá như một sản phẩm trang trí nội thất trong nhà. 

 

Opal có thể được trưng bày như một món đồ nội thất tại các vị trí trang trọng để làm rực rỡ không gian hoặc thỏa lòng đam mê của chủ sở hữu.

 

Vật phẩm phong thủy

Trong phong thủy, đá Opal, đặc biệt là những viên màu đen, còn được cho là có tác dụng bảo vệ người sở hữu khỏi tai ương và những kẻ tiểu nhân. Không chỉ vậy, Opal còn giúp đẩy lùi vận xui, thu hút tài lộc, dẫn lối tình yêu và mang lại bình an, may mắn.

 

Làm đồ trang sức

Trang sức đính đá Opal cũng là một trong những ứng dụng tuyệt vời của loại đá sắc màu này, chẳng hạn như làm: Nhẫn, lắc tay, vòng cổ, hoa tai… Tuyệt vời hơn, Opal còn có thể kết hợp hài hòa với các kim loại như: Vàng, bạc, đồng… mang đến những tuyệt tác trang sức sang trọng, ý nghĩa và thẩm mỹ.

 

Đá Opal có công dụng làm đồ trang sứcĐá Opal có công dụng làm đồ trang sức

Làm tranh đá quý

Tương tự như trang sức, Opal cũng được sử dụng rộng rãi trong làm tranh nghệ thuật. Tranh ghép từ đá Opal là tranh quý, có ý nghĩa phong thủy và có thể làm vật phẩm biếu tặng đáng giá gửi đến những người trân trọng. Tranh đa màu sắc, thường thể hiện đa dạng các chủ đề: Chân dung, phong cảnh, tĩnh vật… 

 

Tốt cho sức khỏe

Cũng như một số loại đá quý, Opal là loại đá trầm tích có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp tăng cường sự tập trung, tăng trí nhớ, giải tỏa căng thẳng và góp phần cải thiện các bệnh về tiêu hóa, da, phổi, mắt, thận… Đeo trang sức đá Opal hoặc luôn mang theo mình loại đá này sẽ mang lại sức khỏe tối ưu cho chủ sở hữu.

 

Các phương pháp xử lý đá Opal

Có 2 phương pháp được áp dụng để xử lý Opal phổ biến, gồm:

 

  • Xử lý bằng thuốc nhuộm: Cách làm như cách nhuộm màu các sản phẩm khác nhưng cũng làm giảm giá trị của đá so với màu sắc tự nhiên.
  • Xử lý bằng axit và đường: Đây là cách xử lý được áp dụng chủ yếu cho Opal Matrix Andamooka. Đầu tiên, đá sẽ được cắt, đánh bóng tạo hình rồi được đưa vào dung dịch đường bão hòa để nấu lên. Sau đó, lấy đá ra nhúng vào axit sunfuric đậm đặc để tạo ra phản ứng khiến lớp bề mặt đá có màu đen. Đây là cách làm ra những viên Opal đen nhân tạo.

Các phương pháp xử lý đá OpalCác phương pháp xử lý đá Opal

Dựa trên các phương pháp xử lý này, có thể suy ra một số dấu hiệu nhận diện đá Opal giả (không phải tự nhiên), điển hình như: Vết thuốc nhuộm hoặc vệt khói ở mặt sau của viên Opal.

 

Cách bảo quản trang sức đá Opal

Theo thang điểm Mohs, Opal là loại đá có độ cứng 6, về bản chất sẽ mềm hơn so với nhiều loại đá quý khác. Vì thế, chủ nhân Opal cần bảo quản trang sức cẩn thận để tránh làm đá bị trầy xước. Dưới đây là một số lưu ý về cách bảo quản trang sức làm bằng đá Opal:

 

  • Không để đá tiếp xúc với acid và nhiệt.
  • Khi rửa đá bằng xà phòng, chỉ nên dùng bàn chải chà nhẹ ở mặt sau đá, nơi có thể dính bẩn nhiều.
  • Không làm rơi rớt đá, vì phần nào của Opal bị lộ ra, tiếp xúc với nền sẽ dễ bị vỡ, bởi đá có kết cấu rất mỏng manh, không chịu được lực lớn khi xảy ra va chạm.
  • Thường xuyên lau đá bằng một miếng vải mềm để làm sạch lớp bụi bẩn trên Opal.

Những câu hỏi thường gặp về đá Opal

Trang sức Opal rất được ưa chuộng trên thị trường vì hình thức đẹp và tốt về phong thủy. Tuy nhiên, khi mua trang sức hoặc các vật phẩm làm từ loại đá quý này, phần lớn mọi người đều gặp một số thắc mắc chung. Ngay sau đây, Phong Thủy Đại Nam sẽ tổng hợp và giải đáp.

 

Những câu hỏi thường gặp về đá OpalNhững câu hỏi thường gặp về đá Opal

Giá đá Opal tự nhiên

Giá của những viên Opal tự nhiên tương đối cao, tùy thuộc vào màu sắc và chất lượng đá. Vậy đá Opal có đắt không? 

 

Đáp án là có. Giá loại đá này tương đối đắt. Theo khảo sát thị trường, để sở hữu 1 carat chất lượng trên trung bình, chi phí thường dao động từ 15 USD – 135 USD.

 

Để đưa ra mức giá chính xác của 1 viên Opal, các chuyên gia sẽ xem xét: loại đá, nguồn gốc, hoa văn, màu sắc, độ sáng, độ trong suốt, lửa, sự khan hiếm… Trong đó, Opal màu đen được cho là hiếm nhất, đắt đỏ nhất. Ngoài ra, các viên có lửa dày, phân bố đều, linh hoạt, nước bóng tốt cũng thuộc loại chất lượng tốt.

 

Cách làm sáng đá Opal

Chúng ta có thể áp dụng kỹ thuật lớp nền để tăng cường độ sáng cho đá Opal, bằng cách: Đặt một vật liệu mỏng màu sẫm (thường là đen) phía sau viên Opal. Như vậy sẽ tạo ra độ tương phản và giúp đá sáng hơn, vì màu sắc bên trong đá sẽ nổi bật lên. Nền càng tối dải màu trên đá càng rực rỡ.

 

Ngoài lớp nền, chúng ta cũng có thể dùng dầu hoặc nước để ngâm Opal. Cách này giúp tăng khả năng hiển thị màu sắc và khuếch đại độ sáng của viên đá Opal, bởi chỉ số khúc xạ của nước hoặc dầu gần tương đương với chiết suất của đá. Tuy nhiên, khi viên đá được lấy ra, chúng sẽ trở về dáng vẻ ban đầu.

 

Đá Opal hợp mệnh gì?

Tuy Opal phù hợp với hầu hết mọi người, nhưng tùy theo từng loại Opal, sẽ có những mệnh phù hợp hơn. Chẳng hạn, trang sức đá Opal trắng phù hợp với người mệnh Kim, Opal đen hoặc Opal nước phù hợp với người mệnh Thủy; hoặc người mệnh Hỏa và Thổ sẽ hợp hơn với Opal lửa…

 

Hy vọng các thông tin về đá Opal trên đây sẽ giúp quý độc giả hiểu hơn về một loại đá quý trong tự nhiên và biết cách chọn loại trang sức Opal phù hợp. Nếu vẫn còn thắc mắc về đá Opal nói riêng và các loại đá quý hiếm khác, bạn đọc có thể liên hệ Phong Thủy Đại Nam, chúng tôi sẽ nhanh chóng phản hồi.

 

Nguồn: https://phongthuydainam.vn/da-opal/