Tiết khí là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, được đánh giá là kiệt tác với công dụng lập lịch cho các nền văn minh phương Đông cổ đại. Ngày nay, các tiết khí trong năm vẫn giữ nguyên giá trị và được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt quan trọng trong dự đoán thời điểm hướng gió, mực nước… để điều tiết mùa màng.
Tiết khí
Hiểu sâu về tiết khí và cách vận hành của lịch này, con người có thể chế ngự, thích nghi và tự bảo vệ mình trước sự thay đổi của khí hậu, thiên nhiên.
Trong phong thủy phương Đông, tiết khí đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp con người sống hòa thuận và ứng biến kịp thời với các hiện tượng liên quan đến thời tiết. Vậy có thể hiểu tiết khí là gì?
Theo Wikipedia, tiết khí là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất quay xung quanh Mặt trời. Các điểm này cách nhau 15 độ, tương đương 14 – 16 ngày và luân chuyển mang tính chu kỳ trong 1 năm. Tuy nhiên, khoảng cách giữa 2 tiết khí liền kề nhau còn chịu thêm ảnh hưởng của 2 yếu tố:
Để đồng bộ hóa các mùa, các nền văn minh cổ đại tại phương Đông đã sử dụng khái niệm tiết khí trong công tác lập lịch, bao gồm các nước tiêu biểu như: Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản và cả Việt Nam…
Theo lịch vạn niên của các nước này, một năm sẽ bao gồm 24 tiết khí, tương ứng với thời điểm Mặt Trời mọc so với Trái Đất ở các kinh độ: 0°, 15°, 30°, 45°, 60°, 75°, 90°, 105°, 120°, 135°, 150°, 165°, 180°, 195°, 210°, 225°, 240°, 255°, 270°, 285°, 300°, 315°, 330°, 345°.
Tiết khí là gì?
24 tiết khí trong một năm sẽ được chia thành 2 nhóm gồm: 12 tiết và 12 khí, bắt đầu từ Lập Xuân và kết thúc vào Lập Đông, cứ thế lặp lại theo một vòng tuần hoàn. Dựa vào vòng lặp này, người xưa lại chia các khoảng thời gian thành từng cung và được tính theo hệ Can Chi cùng hàng loạt yếu tố liên quan khác.
Dưới đây là 4 loại được phân nhóm từ 24 tiết khí trong năm:
Loại 1
Gồm 8 tiết khí biểu thị sự nóng lạnh thay đổi cho nhau |
Loại 2
Gồm 5 tiết khí biểu thị cho nhiệt độ thay đổi |
Loại 3
Gồm 7 tiết khí biểu thị cho sự liên quan đến mưa, nước |
Loại 4
Gồm 4 tiết khí biểu thị cho hiện tượng, sự vật |
|
|
|
|
Dưới đây là ý nghĩa của 24 tiết khí trong năm được sắp xếp tương ứng với kinh độ Mặt Trời và ngày tháng Dương lịch để quý độc giả dễ đối chiếu
Tiết khí | Kinh độ Mặt Trời | Ngày Dương lịch | Ý nghĩa tiết khí |
Các tiết khí trong thời gian Lập Xuân – Xuân Phân | |||
Lập Xuân | 315° | Từ 4/2 hoặc 5/2 đến thời điểm bắt đầu tiết Vũ Thủy | Thời điểm mùa Xuân bắt đầu |
Vũ Thủy | 330° | Từ 18/2 hoặc 19/2 đến thời điểm bắt đầu tiết Kinh Trập | Là thời điểm thời tiết mưa, ẩm |
Kinh Trập | 345° | Từ 5/3 hoặc 6/3 đến thời điểm bắt đầu tiết Xuân Phân | Là lúc sâu nở |
Các tiết khí trong thời gian Xuân Phân – Thu Phân | |||
Xuân Phân | 0° | Từ 20/3 hoặc 21/3 đến thời điểm bắt đầu tiết Thanh Minh | Giai đoạn ở giữa mùa Xuân |
Thanh Minh | 15° | Từ 4/4 hoặc 5/4 đến thời điểm bắt đầu tiết Cốc Vũ | Thời tiết sáng trong |
Cốc Vũ | 30° | Từ 20/4 hoặc 21/4 đến thời điểm bắt đầu tiết Lập Hạ | Có mưa rào |
Lập Hạ | 45° | Từ 5/5 hoặc 6/5 đến thời điểm bắt đầu Tiểu Mãn | Mùa Hè bắt đầu |
Tiểu Mãn | 60° | Từ 21/5 hoặc 22/5 đến thời điểm bắt đầu tiết Mang Chủng | Bắt đầu những cơn lũ nhỏ, duối vàng |
Mang Chủng | 75° | Từ 5/6 hoặc 6/6 đến thời điểm bắt đầu tiết Hạ Chí | Chòm sao Tua Rua mọc |
Hạ Chí | 90° | Từ 21/6 hoặc 22/6 đến thời điểm bắt đầu tiết Tiểu Thử | Giữa mùa Hè |
Tiểu Thử | 105° | Từ 7/7 hoặc 8/7 đến thời điểm bắt đầu tiết Đại Thử | Trời nắng nóng nhẹ |
Đại Thử | 120° | Từ 22/7 hoặc 23/7 đến thời điểm bắt đầu tiết Lập Thu | Trời nóng nực, oi bức |
Lập Thu | 135° | Từ 7/8 hoặc 8/8 đến thời điểm bắt đầu tiết Xử Thử | Mùa Thu bắt đầu |
Xử Thử | 150° | Từ 23/8 hoặc 24/8 đến thời điểm bắt đầu tiết Bạch Lộ | Xuất hiện mưa ngâu |
Bạch Lộ | 165° | Từ 7/9 hoặc 8/9 đến thời điểm bắt đầu tiết Thu Phân | Thời tiết nắng nhạt |
Các tiết khí trong thời gian Thu Phân – Lập Xuân | |||
Thu Phân | 180° | Từ 23/9 hoặc 24/9 đến thời điểm bắt đầu tiết Hàn Lộ | Giữa mùa Thu |
Hàn Lộ | 195° | Từ 8/10 hoặc 9/10 đến thời điểm bắt đầu tiết Sương Giáng | Thời tiết mát mẻ |
Sương Giáng | 210° | Từ 23/10 hoặc 24/10 đến thời điểm bắt đầu tiết Lập Đông | Xuất hiện sương mù |
Lập Đông | 225° | Từ 7/11 hoặc 8/11 đến thời điểm bắt đầu tiết Tiểu Tuyết | Mùa Đông bắt đầu |
Tiểu Tuyết | 240° | Từ 22/11 hoặc 23/11 đến thời điểm bắt đầu tiết Đại Tuyết | Một số nơi xuất hiện tuyết rơi |
Đại Tuyết | 255° | Từ 7/12 hoặc 8/12 đến thời điểm bắt đầu tiết Đông Chí | Tuyết dày đặc |
Đông Chí | 270° | Từ 21/12 hoặc 22/12 đến thời điểm bắt đầu tiết Tiểu Hàn | Giữa mùa đông |
Tiểu Hàn | 285° | Từ 5/1 hoặc 6/1 đến thời điểm bắt đầu tiết Đại Hàn | Trời rét nhẹ |
Đại Hàn | 300° | Từ 20/1 hoặc 21/1 đến thời điểm bắt đầu tiết Lập Xuân | Trời rét đậm |
Nhiều thầy phong thủy, thầy bốc dịch và xem tứ trụ dựa vào lịch tiết khí để xác định ngày giờ xấu tốt. Từ các căn cứ này, họ sẽ tư vấn cho gia chủ, khách hàng chọn ngày lành tháng tốt và tránh ngày hắc đạo để tiến hành một sự kiện quan trọng nào đó như: Động thổ, khai trương, cưới hỏi…
Ngoài ra, nông ngư dân cũng sử dụng lịch này như một phương pháp xác định thời điểm phù hợp để bắt đầu một mùa vụ mới, chọn ngày ra khơi, xây cất chuồng trại, bón phân, thu hoạch nông sản…
Lịch tiết khí mỗi năm gần như tương đồng nhau, chỉ chêch lệch 1 – 2 ngày so với thực tế. Quý độc giả có thể tra cứu ngày và tiết phù hợp dựa trên bảng chúng tôi vừa chia sẻ phía trên. Ngoài ra, người dùng cũng có thể tải App Xhero trên Google Play Store (Android) và App Store (IOS), bấm chọn chức năng Xem Ngày và theo dõi tiết khí tương ứng với lịch 2024 hiện tại.
Tính năng “Xem Ngày” trên app Xhero
Người xưa thường chia tiết khí theo 4 mùa để dễ lập lịch. Trong phần này, Phong Thủy Đại Nam sẽ hướng dẫn độc giả cách tính tiết khí năm 2024 dựa theo 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Tiết khí mùa Xuân
Tiết khí mùa Hạ
Tiết khí mùa Thu
Tiết khí mùa Đông
Các tiết khí trong năm được xác định dựa trên quỹ đạo của Trái Đất quay xung quanh Mặt trời. Con người tồn tại trong vũ trụ và chịu sự tác động của Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và các vì sao… Vì thế, 24 tiết khí cũng sẽ ảnh hưởng lên cơ thể chúng ta.
Tùy theo mùa, sức khỏe về thể chất và tinh thần của con người có thể bị tác động tích cực hoặc tiêu cực. Dưới đây là một số ảnh hưởng dễ nhận biết nhất.
Nhìn chung, nếu con người không có sự chuẩn bị trước sự thay đổi của 24 tiết khí trong năm, chúng ta sẽ rất dễ đổ bệnh vì không kịp thích nghi. Ngoài ra, cơ thể cũng có thể gặp nhiều rủi ro nếu tiêu thụ phải thực phẩm bị ôi thiu, biến chất do sự thay đổi của các tiết khí.
Trên đây là các thông tin quan trọng về 24 khí tiết trong năm. Hy vọng quý độc giả đã hiểu tiết khí là gì, cách tính tiết khí năm 2024 để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống và công việc. Mọi thắc mắc về tiết khí, quý độc giả cũng có thể liên hệ Phong Thủy Đại Nam để được các chuyên gia tư vấn chuyên sâu hơn.