Cách nghiên cứu từ khóa SEO hiệu quả nhất 2023



 Các bước nghiên cứu từ khóa từ cơ bản đến chuyên sâu và chiến lược lựa chọn từ khóa cho dự án seo chi tiết được Dịch Vụ SEO User chia sẻ ngay sau đây.

1. Nghiên cứu từ khóa là gì?
Nghiên cứu từ khóa (keyword research) là quá trình phân tích, tìm kiếm những cụm từ mà khách hàng sử dụng để tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Nhằm mục đích thúc đẩy SEO cho những từ khóa này đạt top. Mang lại doanh thu bền vững cho doanh nghiệp.

Nghiên cứu từ khóa là gì?
Nghiên cứu từ khóa là gì?
2. Tại sao phải nghiên cứu từ khóa Seo?

Việc nghiên cứu từ khóa trong SEO giúp bạn khám phá ra rằng khách hàng đang tìm kiếm điều gì xung quanh sản phẩm, dịch vụ của bạn. Am hiểu cách khách tìm kiếm và những mong muốn, nhu cầu thực tế của họ để kéo họ click vào trang web và giữ chân họ ở lại lâu hơn tránh tình trạng Bounce Rate quá nhiều lần.

Từ khóa giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm trang web của bạn hơn
Từ khóa giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm trang web của bạn hơn

Nhiều doanh nghiệp đưa ra những cụm từ như “công ty seo chuyên nghiệp“, “đơn vị seo tổng thể chuyên nghiệp uy tín”, “công ty làm seo top 1”… các cụm từ mang cảm tính. Và họ nghĩ rằng khách hàng sẽ tìm kiếm cụm từ đấy nếu muốn sử dụng sản phẩm dịch vụ của mình. Tuy nhiên với SEO, tất cả phải là con số và phải được đo lường chính xác.

Nghiên cứu từ khóa giúp bạn hiểu rõ ngành, khách hàng
Trong quá trình thu thập, chọn lọc, phân loại các từ khóa bạn có thể nhìn thấy rõ ràng hành trình mua hàng của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ của họ. Hiểu được insight mà họ nhắm tới từ nhu cầu tìm hiểu (các dạng từ khóa là gì), đến nhu cầu so sánh và cuối cùng là mua hàng. Điều này giúp cho doanh nghiệp tạo được phễu marketing tốt hơn. Với SEO thì có thể điều hướng internal link trên website tốt hơn.

Nghiên cứu từ khóa giúp khám phá hành trình mua hàng, các cụm từ khách hàng tìm kiếm trong từng giai đoạn.
Nghiên cứu từ khóa giúp bạn khám phá được hành trình mua hàng của khách hàng

Có được thông tin chính xác của từ khóa
Mỗi từ khóa có những thông tin đặc trưng cho nó ví dụ volume (lượt tìm kiếm/tháng), allintitle, CPC, DF… việc nghiên cứu từ khóa giúp bạn tìm ra các số liệu này để sắp xếp, phân loại và lên chiến lược seo trong tương lai.

Giúp phát triển kế hoạch nội dung cho website
Nôi dung là điều quan trọng đối với người dùng và doanh nghiệp. Nhưng muốn phát triển nội dung bài bản, không bị trùng lặp thì việc đầu tiên là bạn phải có một keyword maps cực kỳ rõ ràng. Keyword Maps giúp bạn trả lời những câu hỏi như:

Nội dung tiếp theo của website là gì?
Những topic nào đã được viết, chưa viết?
Nội dung của bạn có trùng lặp hay không?
Keyword cannibalization là hiện tượng từ khóa ăn thịt lẫn nhau khi không có lộ trình nội dung rõ ràng. Viết nhiều nội dung dựa trên một từ khóa làm công cụ tìm kiếm bối rối trong việc lựa chọn bài viết để xếp hạng. Việc nghiên cứu từ khóa và có bản đồ từ khóa bài bản giúp hạn chế điều này. Để hiểu hơn về hiện tượng này, bạn có thể tham khảo bài viết keyword cannibalization của chúng tôi.

Định hướng dự án seo, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
Chọn sai từ khóa ngay lúc đầu dẫn đến việc “seo lên top mà không có doanh thu” hoặc tệ hơn là dự án không đạt KPI đề ra. Vì vậy, việc chọn từ khóa Seo cực kỳ quan trọng quyết định đến 60% sự thành công của dự án. Nếu chọn đúng từ khóa seo giúp website lên top, mang lại doanh thu cho doanh nghiệp hiệu quả.

4. Các ý định tìm kiếm phổ biến của khách hàng
Mỗi từ khóa luôn ẩn dấu một ý định tìm kiếm, để có thể chọn lọc và phân loại được từ khóa khi nghiên cứu bạn buộc phải hiểu được ý định của khách hàng sau mỗi truy vấn. Thông thường sẽ có 4 ý định tìm kiếm chính mà bạn phải quan tâm:

Các ý định tìm kiếm của khách hàng là gì?
Các ý định tìm kiếm của khách hàng là gì? 

Ý định tìm kiếm thông tin (Informational Intent)
Khách hàng khi nhập các từ khóa này thường mong muốn tìm được các thông tin để hiểu hơn về sản phẩm dịch vụ của bạn. Thường những từ khóa này nằm đầu phễu của giai đoạn mua hàng. Ở giai đoạn này rất ít tạo ra chuyển đổi.

Ý định tìm kiếm thông tin của khách hàng xuất hiện khi họ có nhu cầu hoặc muốn tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ đó
Ý định tìm kiếm thông tin của khách hàng xuất hiện khi họ có nhu cầu hoặc muốn tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ đó

Thường những từ khóa ở giai đoạn này bao gồm:
keyword + là gì/ như thế nào/ là ai…
Ví dụ: “Seo là gì? Từ khóa Seo là gì?” Ở những từ khóa này, khách hàng đang muốn tìm hiểu thông tin về seo, về từ khóa. Chưa có ý định phát sinh mua hàng.

Ý định so sánh thương mại (Commercial Intent)
Lúc này, khách hàng đã có rõ thông tin về sản phẩm dịch vụ muốn mua nhờ những từ khóa thông tin. Ngoài ra họ cũng thấy những sản phẩm, dịch vụ tương tự với các mức giá khác nhau. Và họ muốn cân nhắc một trong hai.

So sánh giữa Ip 14 Promax VS Samsung S22 Ultra
Khách hàng sẽ nghiên cứu thông tin các sản phẩm cùng loại để đưa ra cân nhắc sẽ mua sản phẩm nào

Ở giai đoạn này khách hàng thường tìm những cụm từ chứa:

nên mua….hay….
loại nào tốt
đánh giá + keyword
review + keyword
Ví dụ: “nên mua Samsung S22 Ultra hay Ip 14 Pro max”, “review Ip 14 Pro max",...

Ý định mua hàng (Transactional Intent)
Rất rõ ràng, khi đã so sánh đánh giá thì đây là giai đoạn quyết định. Những từ khóa giai đoạn quyết định này thường rất được các doanh nghiệp hướng tới. Cũng như những người chạy google ads cũng rất thích. Đây là các từ khóa có lượt chuyển đổi cực tốt.

Nếu khách hàng của bạn đến bước này thì bạn đã thành công
Nếu khách hàng của bạn đến bước này thì bạn đã thành công

Thường chứa các cụm từ:
mua+ keyword
báo giá + keywrod
keyword + giá bao nhiêu
tên sản phẩm, dịch vụ
Ví dụ: “dịch vụ seo”, “mua iphone 14 pro”, “giá macbook”…

Ý định điều hướng tới website (Navigational intent)
Đây là việc khách hàng đã quen với thương hiệu, tuy nhiên quên mất đường link trang chủ hoặc trang mua hàng. Hoặc có thể nghe giới thiệu về sản phẩm dịch vụ tìm đến. Các cụm từ này thường chứa thương hiệu bên trong.

Giúp tăng lượng traffic vào trang của bạn
Giúp tăng lượng traffic vào trang của bạn

Ví dụ: “trang chủ Dịch vụ SEO User”, “Facebook login”,…

5. Quy trình nghiên cứu từ khóa chi tiết
Các loại ý định tìm kiếm của người dùng khi tìm kiếm một từ khóa bất kỳ. Tiếp theo Dịch vụ SEO User sẽ giới thiệu 8 bước nghiên cứu từ đã được kiểm chứng qua hàng trăm dự án của chúng tôi.

Bước 1: Lựa chọn từ khóa hạt giống
Để có được từ khóa hạt giống bạn phải có bức tranh tổng quát nhất về lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh. Bạn đang bơi trong ngách hay thị trường bạn nhắm tới là một đại dương lớn với nhiều cạnh tranh. Các chủ đề xoay quanh lĩnh vực của bạn là gì?

Ví dụ: Bạn bán Iphone 14 Promax thì bạn phải thiết lập từ khóa "hạt giống" là "IPhone 14 Promax"

Từ khóa "Iphone 14 Promax" sẽ là từ khóa chính
Từ khóa "Iphone 14 Promax" sẽ là từ khóa chính
Bước 2: Nghiên cứu từ khóa liên quan
Sau khi có từ khóa hạt giống, điều tiếp theo bạn cần làm đó là nghiên cứu các từ khóa liên quan đến từ khóa mà bạn nhắm mục tiêu. Một kỹ thuật phổ biến đó là thu hẹp hoặc mở rộng chủ đề để tìm ra các từ khóa phù hợp.

Thu hẹp chủ đề:
Trường hợp chủ đề của bạn quá rộng, bạn nên thu hẹp chủ đề để có thể tối ưu nguồn lực của doanh nghiệp.

Thu hẹp từ khóa của chủ đề giúp người dùng dễ tìm ra web của bạn hơn
Thu hẹp từ khóa của chủ đề giúp người dùng dễ tìm ra web của bạn hơn

Ví dụ: Bạn muốn nhắm chủ đề cho từ khóa “làm đẹp” nhưng bạn thấy rằng chủ đề này quá rộng bạn không thể nào reseach hết được. Bạn sẽ thu hẹp chủ đề bằng cách thêm phần modifier cho từ khóa ví dụ: “cách làm đẹp cho nữ”. Ngay lúc này, chủ đề bạn phải triển khai sẽ được thu hẹp hơn.

Mở rộng chủ đề:
Nội dung này trả lời cho câu nói vui của các bạn seo mới: Chẳng có gì để viết cả. Trường hợp này thường gặp khi bạn nhắm mục tiêu ngành hàng quá hẹp. Việc nghiên cứu từ khóa ngách gặp khó khăn, hoặc từ khóa quá ít. Bạn là phải mở rộng chủ đề ra.

Nên mở rộng từ khóa nếu từ khóa thuộc ngành hàng quá hẹp
Nên mở rộng từ khóa nếu từ khóa thuộc ngành hàng quá hẹp

Ví dụ: Bạn đang nhắm mục tiêu cho từ khóa “cách làm sạch cá” nhưng chủ đề này quá ít từ khóa và nội dung để viết. Bạn sẽ phải mở rộng hơn ví dụ “chế biến các món ăn với cá”. Nhờ vậy bạn có cả tá chủ đề để triển khai xoay quanh từ khóa hạt giống của mình.

Bước 3: Research từ khóa của đối thủ
Trước khi research được từ khóa của đối thủ, bạn phải trả lời được câu hỏi: Đối thủ trực tiếp của tôi là ai? Và dưới đây là hướng dẫn nghiên cứu từ khóa từ đối thủ bằng Semrush.

Bước 1: Các bạn copy domain của đối thủ, sau đó truy cập vào Semrush:

Bước 2: Click chọn ô Overview, nhập domain đối thủ vào, bấm search
Nhập Domain của đối thủ vào ô như trên
Nhập Domain của đối thủ vào ô như trên

Bước 3: Trong kết quả trả về, các bạn chỉ quan tâm mục keyword

Những thông tin về từ khóa đối thủ đều chi tiết rõ ràng
Những thông tin về từ khóa đối thủ đều chi tiết rõ ràng

Bước 4: Bấm chọn tải tất cả từ khóa của đối thủ về

Tải danh sách các từ khóa của đối thủ về
Tải danh sách các từ khóa của đối thủ về

Vậy là bạn đã có trọn vẹn bộ từ khóa của đối thủ, việc tiếp theo bạn chỉ cần phân loại từ khóa và lên kế hoạch cho nội dung của mình.

Bước 4: Lọc từ khóa không liên quan, từ khóa sai
Những từ khóa đã thu thập được ở dạng từ khóa thô, ở giai đoạn này bạn nên lọc hết những từ khóa không liên quan, hoặc các từ khóa không đạt tiêu chí. Dưới đây là một số tiêu chí tham khảo:

Loại bỏ từ khóa chứa thương hiệu
Loại bỏ từ khóa không dấu
Loại bỏ từ khóa sai chính tả
Loại bỏ từ khóa không liên quan đến chủ đề
Sau khi đã hoàn thành lọc từ khóa bạn sẽ có một bảng từ khóa hoàn chỉnh. Và công việc bây giờ chỉ là nhóm từ khóa.

Bước 5: Nhóm từ khóa theo cụm chủ đề
Không phải mỗi từ khóa sẽ lên một bài viết, mà là mỗi bài viết sẽ ranking nhiều từ khóa. Vì vậy việc xác định nhóm từ khóa cũng rất quan trọng. Nếu xác định sai nhóm từ khóa, có khả năng từ khóa sẽ không ranking top theo kế hoạch.

Muốn nhóm được từ khóa, bạn phải tìm được chủ đề tổng quát của nhóm đó. 

Ví dụ: với chủ đề “mua macbook pro 2023” thì các từ khóa như “mua macbook pro 2023 giá rẻ”, “mua macbook pro 2023 ở đâu”… sẽ được nhóm chung để tối ưu trên một bài viết.

Bước 6: Phân loại giai đoạn hành trình, bổ sung thêm thông tin từ khóa
Ở giai đoạn này, bạn sẽ quyết định xem từ khóa nào viết trước từ khóa nào viết sau. Để làm được điều đó bạn cần các thông số như giai đoạn mua hàng, volume, allintitle, DF… để sắp xếp ưu tiên. Thông thường các dạng search intent mua hàng sẽ được ưu tiên lên trước. Tiếp đến là các từ khóa Phantom Keyword, và cuối cùng là dạng bài viết thông tin.

Quản lý các từ khóa bằng Google Sheet hoặc Excel
Quản lý các từ khóa bằng Google Sheet hoặc Excel

6. Chiến lược lựa chọn từ khóa triển khai hiệu quả
Sau khi đã có bảng từ khóa đầy đủ, tiếp theo chính là lựa chọn chiến lược triển khai từ khóa hiệu quả sao cho vừa cân bằng được chi phí cho doanh nghiệp, vừa mang lại doanh thu cho giai đoạn đầu.

Tập trung tối ưu từ khóa dài trước, từ khóa ngắn sau:
Tối ưu nội dung có từ khóa dài trước giúp website nhanh chóng nhận được lượng traffic thật, giúp website phát triển trong giai đoạn đầu. Từ khóa ngắn là từ khóa rất cạnh tranh, khi website đã có tín hiệu tốt bạn sẽ tiến hành tối ưu website với dạng từ khóa này để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Triển khai theo nhóm từ khóa, tiết kiệm chi phí Seo:
Các từ khóa nên được nghiên cứu search intent cẩn thận, sau đó được tối ưu trên 1 url nếu cùng search intent. Điều này giúp giảm được chi phí lên bài viết, tối ưu, backlink… sau này. Giúp cho doanh nghiệp hoặc agrency seo tiết kiệm tối đa chi phí seo.

Tối ưu cho các từ khóa bán hàng trước, từ khóa thông tin sau:
Sau khi sắp xếp từ khóa theo hành trình khách hàng, bạn nên ưu tiên các bài viết bán hàng. Việc triển khai sớm các bài bán hàng giúp google index bài viết này sớm, và sớm được ranking. Ngoài ra khi khách hàng truy cập vào website từ các nguồn khác sẽ có thông tin về sản phẩm dịch vụ của bạn.

7. Tư duy quản lý hàng ngàn từ khóa
Nếu bạn audit seo cho một website hàng ngàn bài viết, chắc chắn bạn sẽ hiểu được cái giá của việc hoạch định quản lý từ khóa ngay từ đầu quan trọng đến mức nào. Việc tổ chức, quản lý từ khóa hiệu quả giúp quá trình audit website diễn ra hiệu quả hơn. Đặc biệt giúp tránh việc ăn thịt từ khóa do trùng lặp nội dung gây ra.

Sử dụng Google Sheet để quản lý
Google sheet là công cụ cực kỳ hữu hiệu trong việc quản lý hàng ngàn từ khóa. Với số lượng từ khóa lớn như thế này, bạn nên phân theo các topic, từ các topic lớn phân thành các topic nhỏ. Liệt kê từ khóa đại diện, trạng thái bài viết, trạng thái tối ưu seo. Điều này giúp bạn quản lý hiệu quả, hoặc nếu trong quá trình triển khai không biết từ khóa đã viết bài chưa. Chỉ cần search lại từ khóa đấy là xong.

Sử dụng công cụ lập sơ đồ thông minh Xmind
Sử dụng google sheet bạn có thể dễ dàng quản lý bài viết và anchor text. Tuy nhiên, để dễ dàng hình dung cụm chủ đề và tối ưu internal link hiệu quả Max Seo khuyên bạn nên sử dụng phần mềm lập bản đồ thông minh Xmind. Với phần mềm này, bạn dễ dàng tạo ra các nhóm từ khóa theo cụm chủ đề và thực thi internal link theo kế hoạch. Xem ví dụ mà Max Seo đã thực hiện dưới đây:

Sử dụng Xmind để quản lý từ khóa
Sử dụng Xmind để quản lý từ khóa

8. Các công cụ nghiên cứu từ khóa SEO hiệu quả:
Có rất nhiều công cụ giúp bạn nghiên cứu từ khóa một cách hiệu quả. Dưới đây là một số công cụ cả có phí và miễn phí chi tiết mà Max Seo đề xuất. Nếu bạn nắm hết những tư duy ở trên, thì việc sử dụng tool nghiên cứu từ khóa chỉ còn là điều thứ yếu.

#1. Google Keyword Planner – Miễn phí
Đây là cách nghiên cứu từ khóa Google tiết kiệm nhất, nhiều anh em Seoer đùa nhau với câu nói “seo nhà nghèo”. Với bộ công cụ này, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm những từ khóa seo liên quan nhanh chóng. Ngoài ra, công cụ này cũng phân loại cho bạn các dạng từ khóa theo nhóm rất hiệu quả. Đây là công cụ do chính google tạo ra phục vụ cho Google Ads.

Công cụ Google Keyword Planner
Công cụ Google Keyword Planner

Để sử dụng được công cụ này rất đơn giản:

Bước 1: Truy cập Google Keyword Planner 

Bước 2: Nhập từ khóa muốn nghiên cứu

Bước 3: Tải xuống bộ từ khóa dưới dạng excel, csv hay google trang tính

#2. Small Seo Tools – Miễn phí
Small SEO Tools là một công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí. Tuy nhiên, sau đợt cập nhật lại thì công cụ này hiện không hỗ trợ tiếng việt. Khi nghiên cứu từ khóa các bạn có thể để vị trí Thái Lan để thay thế. Sau khi test thì mình thấy vị trí Thái Lan trả về kết quả khá hợp lý. Đây là một trong các cách nghiên cứu từ khóa trong SEO được khá nhiều anh em SEOer sử dụng.

Công cụ Small SEO Tools
Công cụ Small SEO Tools

Các bước sử dụng công cụ này:

Bước 1: Truy cập công cụ Small SEO Tools 

Bước 2: Nhập từ khóa, chọn quốc gia và ngôn ngữ

Bước 3: Lưu những từ khóa và thông tin tìm được về excel

#3. Semrush
Semrush là một bộ công cụ phân tích website đa chiều, và tất nhiên bao gồm cả việc nghiên cứu từ khóa. Ưu điểm của công cụ này là trả về cho bạn một bức tranh toàn cảnh về từ khóa bạn muốn nghiên cứu.

Công cụ Semrush
Công cụ Semrush

Semrush trả về một SERP gồm 10 đối thủ với các chỉ số như AS (thẩm quyền trang), reffering domain, backlink, traffic, và đặc biệt là những từ khóa ranking của đối thủ. Điều này giúp bạn có chiến lược rõ ràng cho từ khóa. Để sử dụng công cụ này cũng khá đơn giản.

Bước 1: Đăng nhập tài khoản Semrush

Bước 2: Chuyển đến phần Nghiên cứu từ khóa

Bước 3: Nhập từ khóa, chuyển đổi ngôn ngữ Tiếng Việt

Bước 4: Xem báo cáo từ khóa xuất hiện, hoặc xem tất cả từ khóa liên quan

Bước 5: Xuất từ khóa ra excel hay CSV

#4. Công cụ nghiên cứu từ khóa Ahrefs
Nếu bạn giàu, bạn nên dùng Ahrefs bởi lẽ mỗi click của bạn sẽ được tính là một report. Nhưng hoàn toàn không thể phủ nhận độ “bá đạo” của bộ công cụ này. Ưu điểm của ahrefs là cho phép bạn tìm kiếm từ khóa nhanh chóng, chính xác.

Công cụ Ahrefs
Công cụ Ahrefs

Ngoài ra còn gợi ý cho bạn Topic Parent hay các chủ đề liên quan từ khóa. Giúp bạn có thể khai thác tối đa được toàn bộ chủ đề của từ khóa mà bạn đang nhắm mục tiêu. Tuy nhiên, giá ahrefs thực sự quá đắt, gói thấp nhất 99$/tháng.

9. Tổng kết:
Blogger Dịch Vụ Seo vừa giới thiệu đến bạn cách nghiên cứu từ khóa seo chi tiết từ cơ bản đến nâng cao. Nghiên cứu từ khóa đúng quyết định đến 80% sự thành công của dự án. Nếu bước nghiên cứu từ khóa có sai sót thì dù cho làm technical seo, onpage, hay offpage giỏi thế nào cũng không mang lại hiệu quả. Hi vọng qua bài viết bạn có thể hình dung rõ ràng về quá trình nghiên cứu bộ từ khóa cho dự án SEO của bạn.

Xem thêm: Các bài viết về kiến thức marketing TẠI ĐÂY!


Tác giả: Phạm Hoài Thanh - Dịch vụ SEO

LIÊN HỆ ĐỂ SỬ DỤNG DỊCH VỤ SEO UY TÍN - CHẤT LƯỢNG
Website    https://dichvuseouser.com/
Địa chỉ    Số 38 Đường A4, Phường 12, Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh
Email    [email protected]
Hotline    0795921361