PHONG THỦY LÀNG HÀNH THIỆN: LÝ TẢ AO VÀ GIẾNG MẮT CÁ



Làng Hành Thiện, một ngôi làng cổ có tiếng về khoa bảng và phong thủy, đã được Tả Ao tiên sinh cải thiện phong thủy bằng việc đào giếng "Mắt Cá". Nhờ đó, làng đã phát triển nhiều nhân tài và trở nên thịnh vượng. Phong thủy Âu Lạc, từ thời Âu Lạc, đã được áp dụng thành công tại Hành Thiện, khẳng định sự hiệu quả và uyên thâm của phong thủy trong cuộc sống người Việt, góp phần vào sự phát triển và danh tiếng của làng.

 

Xa xưa kể từ thời Âu Lạc, phong thuỷ đã được người đứng đầu nhà nước và tầng lớp quan lại rất quan tâm. Tuy nhiên, đến triều Lê (khoảng thế kỷ 15) với sự xuất hiện của Tả Ao tiên sinh thì nghề địa lý phong thủy mới thực sự phát triển. 

Xuất thân từ một cậu bé nghèo trở thành nhà Phong thủy kiệt xuất, Tả Ao tiên sinh đã dùng tài năng của mình giúp đỡ nhiều miền quê, dòng họ đất Việt phát đạt, hiển vinh. Ông được xem là người khai sinh ngành địa lý phong thủy Việt Nam. 

Ở mỗi vùng đất nơi Ngài đi qua đều để lại những giai thoại, dấu ấn sâu sắc về phong thuỷ. Phong thuỷ Đại Nam xin giới thiệu một trong những dấu ấn phong thuỷ của Ngài tại làng Hành Thiện (Nam Định).

Hành Thiện (行善) là một làng cổ, nay thuộc xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Hành Thiện là ngôi làng nổi tiếng về truyền thống khoa bảng, đây còn là quê hương của nhiều nhân vật nổi tiếng lưu danh trong lịch sử nước nhà. Cho đến nay, giai thoại về Tả Ao tiên sinh vẫn được các thế hệ dân làng truyền tụng với một tình cảm yêu mến, kính phục, tự hào và biết ơn đối với Ngài.

Làng Hành Thiện có nguồn gốc hình thành từ thế kỷ X, xuất phát từ ấp Hộ Xá, làng Giao Thủy, huyện Hải Thanh (sau nâng thành phủ). Thời Lý, làng Giao Thủy, có tên Nôm là làng Keo, quê hương của thiền sư Dương Không Lộ, nổi tiếng là người tài đức được phong chức Quốc sư. Thời Trần, phủ Hải Thanh được đổi thành phủ Thiên Trường, được các vua nhà Trần thường xuyên lui tới, nên lập thành một trang ấp có tên là Hành Cung Trang. Năm 1611, nước sông Hồng lên to, dân làng Giao Thủy định cư ở bờ tả ngạn, chếch về phía Tây Bắc, lập thành trang Dũng Nhuệ. Sau đó, trang Dũng Nhuệ, thời Tự Đức được đổi tên thành xã Dũng Nghĩa, thuộc phủ Thái Bình, tỉnh Nam Định (nay thuộc huyện Vũ Thư, Thái Bình). Còn trang Hành Cung từ thời Minh Mạng (1823) đổi thành xã Hành Thiện, thuộc phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Tên làng Hành Thiện còn giữ lại cho đến ngày nay.

Làng Hành Thiện nằm ở ngã ba sông Hồng và sông Ninh Cơ, giáp với huyện Vũ Thư (Thái Bình) và huyện Trực Ninh (Nam Định). Đất làng có hình “Lý Ngư”, ở tư thế sinh động như đang vẫy vùng trong nước. Đầu cá quay ra sông Ninh Cơ, đuôi quẫy về phía sông Hồng. Làng chia làm 14 dong tương ứng với 14 xóm. Các đường dong chạy từ lối trước ra lối sau chia hình cá ra làm 14 khúc. Dân cư sống tập trung hai bên đường dong đông đúc. Do đó, làng Hành Thiện sớm trở thành khu dân cư đông dân, sầm uất.

Sơ đồ làng Hành Thiện xưa và nay

Sơ đồ làng Hành Thiện xưa và nay

Truyền thuyết về việc Tả Ao xem đất làng Hành Thiện

Tương truyền, trong một lần đi chu du thiên hạ làm thiện, xem đất giúp người, Tả Ao tiên sinh đi đò ngang qua làng Hành Thiện. Khi xuống đò, Ngài phải lội xuống bùn mới lên được bờ. Lúc ấy, đi cùng chuyến đò có một vị khách là người làng Hành Thiện đã có lòng hào hiệp cõng Ngài lội qua quãng bùn lầy.  Khi tới làng Hành Thiện, Ngài được người dân khoản đãi, tiếp đón rất nồng hậu. Trước tấm lòng mến khách, hào phóng và trượng nghĩa của người dân nơi đây, Tả Ao tiên sinh mới ngỏ ý xem xét thế đất cho họ.

Sau khi đi một vòng thăm thú xem kỹ thế đất, Tả Ao tiên sinh tới chỗ mỏm đất trước cửa đền Thần Hoàng, nói rằng làng Hành Thiện có thế đất hình con cá (Ngư lý) nhưng thiếu mắt, cần phải đào một cái giếng để làm mắt cá. Sau khi đào xong, ông dặn lại dân làng, cần phải giữ sạch sẽ, giếng nước này rất thiêng, nếu làm được thì trong làng có nhiều người đỗ đạt, làm thầy, làm quan, giàu có nhất vùng. Quả nhiên, lời Tả Ao tiên sinh đã được ứng nghiệm! Từ ngày đào giếng, làng Hành Thiện ngày càng thịnh vượng, nổi tiếng là ngôi làng khoa bảng, có nhiều người đỗ đại khoa. Kể từ phong thuỷ Âu Lạc, Tả Ao tiên sinh trở nên nổi tiếng với truyền thuyết.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ GIẾNG MẮT CÁ TẠI LÀNG HÀNH THIỆN

Cấu trúc, vị trí của Giếng Mắt cá trên đất làng Hành Thiện

Cấu trúc, vị trí của Giếng Mắt cá trên đất làng Hành Thiện

Hình ảnh Giếng Mắt cá tại làng Hành Thiện hiện nay

Hình ảnh Giếng Mắt cá tại làng Hành Thiện hiện nay

Thời Nho học, làng Hành Thiện có 419 người đỗ đạt. Trong đó, có 7 đại khoa (3 Tiến sĩ, 4 Phó bảng), 97 Cử nhân, 315 Tú tài. Tiêu biểu, người đỗ đạt đầu tiên là cụ Nguyễn Thiện Sĩ, sinh năm 1501, đỗ Cử nhân năm 1522. Người đỗ cao nhất là cụ Đặng Xuân Bảng (Ông nội của cố Tổng Bí thư Trường Chinh), sinh năm 1828, đỗ Tam giáp Tiến sĩ Đệ Nhất năm 1856. Ngoài ra, làng có 04 người làm tới chức Thượng thư, 04 người làm Tuần phủ; 04 người làm Tổng đốc; 69 người làm Tri phủ, Tri huyện…

Thời Pháp, làng có 51 người đỗ đạt từ Tú tài đến Cử nhân, trong đó có Đặng Xuân Khu, chính là Tổng Bí thư Trường Chinh, từng tốt nghiệp Trường Cao đẳng Thương mại Đông Dương.

Thời Hiện đại, tiếp tục truyền thống khoa bảng, Hành Thiện trở thành một trong số các làng có người học hành giỏi giang, thi cử đỗ đạt nhiều nhất của tỉnh Nam Định. Riêng làng Hành Thiện có tới 88 người được phong hàm Giáo sư, Tiến sĩ, Phó Tiến sĩ, trên 600 người tốt nghiệp Đại Học…

Từ một ngôi làng cổ trù phú, nhờ có thuật phong thuỷ uyên thâm nhất kể từ thời phong thuỷ Âu Lạc của Tả Ao tiên sinh, làng Hành Thiện nổi lên như một vùng đất Địa danh Nhân kiệt, nổi tiếng khắp cả nước với truyền thống học hành, khoa bảng. Tiếng lành đồn xa, năm 1823, vua Minh Mạng tặng cho dân làng Hành Thiện bức Đại tự “Mỹ tục khả phong” (chữ Hán: 美俗可風) với hàm ý khen ngợi truyền thống tốt đẹp của làng. Bức Đại tự được dân làng lưu giữ cho đến ngày nay. Ngoài ra, trong dân gian truyền tụng câu ví  “Đông Cổ Am, Nam Hành Thiện”, có nghĩa là phía Đông có làng Cổ Am (Vĩnh Bảo, Hải Phòng), phía Nam có làng Hành Thiện (Xuân Trường, Nam Định) đều là hai ngôi làng nổi tiếng khoa bảng. Trong vùng có câu “Đậu phụ Thủy Nhai, Tú tài Hành Thiện” với hàm nghĩa ca ngợi món đậu phụ nổi tiếng của làng Thủy Nhai và truyền thống đỗ đạt của làng Hành Thiện có nhiều vị đỗ Tú tài v.v…

Button hotline 1900 1

Xem chi tiết tại: https://phongthuydainam.vn/giai-thoai-thanh-dia-ly-ta-ao-va-lang-hanh-thien/  

Website: https://phongthuydainam.vn/ 

#phongthuydainam

#phongthuyaulac

Xem video: https://www.youtube.com/watch?v=wXlUDPJs0Bs