Hướng dẫn chi tiết cách làm lễ cúng đổ mái nhà



Mái nhà là phần không thể thiếu trong công trình xây dựng, mái nhà bảo vệ gia chủ và gian nhà khỏi mưa nắng và mang lại sự an toàn cho ngôi nhà. Vì thế, việc chuẩn bị bài cúng đổ mái nhà hoặc cất nóc cần được gia chủ chú trọng đặc biệt. Phong Thuỷ Đại Nam xin chia sẻ đến quý gia chủ bài cúng đổ mái nhà và cất nóc chi tiết, đầy đủ nhất, giúp thu hút tài lộc và sự thịnh vượng cho gia đình.

 

Ý nghĩa bài cúng đổ mái nhàÝ nghĩa bài cúng đổ mái nhà

 

Ý nghĩa của lễ cúng đổ mái nhà, lễ cất nóc nhà

Lễ cúng đổ mái nhà hay còn được biết đến với tên gọi lễ Thượng Lương là một nghi thức quan trọng trong tín ngưỡng văn hóa của người Việt. Nghi lễ đổ mái nhà này thường được tổ chức vào ngày đổ bê tông cho sàn mái của công trình hoặc nhà ở, mang ý nghĩa cầu mong cho quá trình xây dựng diễn ra thuận lợi, mưa thuận gió hòa và tránh xa mọi thiên tai.

 

Đối với gia chủ

 

Lễ cất nóc là nghi thức quan trọng mà gia chủ thực hiện với mong ước quá trình xây dựng ngôi nhà sẽ diễn ra suôn sẻ, không gặp bất trắc hay tai nạn. Khi ngôi nhà hoàn thiện, gia đình chuyển vào sinh sống sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong công việc, gia đình ấm no, hạnh phúc. Vì vậy bài cúng đổ mái nhà rất quan trọng trong nghi lễ, nếu văn cúng sai gia chủ có thể gặp nhiều chuyện rủi ro không đáng có.

 

Đối với nhà thầu thi công

 

Lễ cất nóc nhà là một nghi thức bắt buộc đối với nhà thầu và toàn bộ nhân viên, công nhân tham gia xây dựng. Mọi người cùng tham gia nghi lễ với hy vọng công trình sẽ hoàn thành nhanh chóng, đảm bảo chất lượng, và quá trình thi công sẽ diễn ra thuận lợi, thời tiết ủng hộ. Đây cũng là dịp để nhà thầu thể hiện sự cam kết và trách nhiệm với khách hàng, từ đó củng cố niềm tin và uy tín của đơn vị thi công trong mắt đối tác.

 

Ý nghĩa lễ cúng đổ mái nhàÝ nghĩa lễ cúng đổ mái nhà

Bài cúng đổ mái nhà chuẩn

Để cầu mong quá trình xây dựng không gặp khó khăn và công trình sau khi hoàn thiện mang lại nhiều điều thuận lợi, gia chủ có thể tham khảo bài văn khấn đổ mái nhà tầng 1, văn khấn đổ mái nhà tầng 2 và cất nóc sau đây:

 

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con xin lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy quan Đương niên.
– Con kính lạy các tôn thần bản xứ.
Tín chủ con là: …………………… ( Tên gia chủ)
Ngụ tại: ……………………………………… ( Vị trí nhà ở hiện tại)
Hôm nay là ngày …… tháng …… năm ……
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo …………….. cất nóc căn nhà ở địa chỉ: …………… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu.
Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được cất nóc.
Tín chủ con thành tâm kính mời:
Ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương.
Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa.
Ngài Định phúc Táo quân.
Các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật

 

Mâm cúng đổ mái đặt ở đâu?

Theo quan niệm của người xưa, dù gia chủ cúng đổ mái nhà tầng 1 hay tầng 2 thì mâm cúng cũng thường được đặt ở một khoảng đất trống, sạch sẽ và khô ráo gần nhà. Gia chủ cũng cần chú ý lựa chọn hướng đặt mâm cúng sao cho hợp với tuổi của mình, nhằm đảm bảo mang lại may mắn và thuận lợi cho quá trình xây dựng.

 

Nơi đặt mâm cúng đổ mái nhàNơi đặt mâm cúng đổ mái nhà

Cách sắm lễ, mâm cúng lễ đổ mái nhà

Để chuẩn bị cho lễ cúng đổ mái nhà, bên cạnh việc xác định ngày giờ thích hợp để tiến hành nghi lễ, việc chuẩn bị bài cúng đổ mái nhà, chuẩn bị tổ chức lễ cúng, sắm lễ đổ mái nhà cũng rất quan trọng, cụ thể cần chuẩn bị:

 

  • Một con gà
  • Một đĩa xôi/ bánh chưng
  • Một đĩa muối
  • Một bát gạo
  • Một bát nước
  • Nửa lít rượu trắng; bao thuốc, lạng chè.
  • Năm cái oản màu đỏ, năm lá trầu và năm quả cau.
  • Một bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng.
  • Một bộ đinh vàng hoa; năm lễ vàng tiền.

Mâm lễ cúng đổ mái nhàMâm lễ cúng đổ mái nhà

Ngoài ra, tùy thuộc vào phong tục vùng miền mà gia chủ có thể bổ sung thêm các lễ vật khác nhưng nhìn chung, mâm lễ vật cúng đổ mái nhà cần có cả đồ chay và đồ mặn. Gia chủ cần chuẩn bị cẩn thận, tươm tất để thu hút may mắn, đảm bảo ngôi nhà mới hưng thịnh, tài lộc, cát khí tốt.

 

Trình tự tiến hành lễ cúng đổ mái nhà

Cất nóc nhà là một nghi lễ quan trọng trong quá trình xây dựng và cần được thực hiện theo các bước sau:

 

Bước 1: Chọn ngày cúng, giờ cúng đẹp thực hiện nghi lễ cất nóc nhà

 

Gia chủ nên chọn giờ hoàng đạo, ngày lành tháng tốt để tiến hành nghi lễ cất nóc. Có thể tham khảo ý kiến từ chuyên gia hoặc các nhà phong thủy để chọn thời gian cúng phù hợp nhất.

 

Bước 2: Chuẩn bị bàn thờ

 

Đối với lễ cất nóc nhà ở, gia chủ cần chuẩn bị mâm lễ cho bàn thờ gia tiên trong nhà và mâm cúng đặt ngoài trời. Nếu là lễ cất nóc công trình, bàn thờ sẽ được đặt ngoài trời.

 

Bước 3: Sắp lễ và bày lễ lên bàn thờ

 

Gia chủ chuẩn bị mâm lễ đầy đủ và cẩn thận, sau đó bày biện lên bàn thờ. Đảm bảo không thiếu sót bất kỳ lễ vật nào.

 

Bước 4: Đốt nhang và thắp nhang lên mâm lễ

 

Người chủ lễ sẽ tiến hành đốt nhang và thắp lên mâm lễ, thể hiện sự kính trọng và thành tâm trong nghi lễ cúng.

 

Trình tự tiến hành lễ cúng đổ mái nhàTrình tự tiến hành lễ cúng đổ mái nhà

Bước 5: Tiến hành cúng

 

Nghi thức cúng có thể được thực hiện bởi thầy cúng hoặc chính gia chủ, tùy theo điều kiện và truyền thống của gia đình.

 

Bước 6: Hạ lễ

 

Sau khi hương trên bàn thờ đã cháy hết, gia chủ cần khấn xin phép để thực hiện việc hạ lễ.

 

Bước 7: Thủ tục sau khi hạ lễ

 

Sau khi hạ lễ, các bước tiếp theo bao gồm hóa vàng, thụ lễ và chúc mừng, hoàn thành nghi lễ cất nóc nhà một cách trọn vẹn và suôn sẻ.

 

Các bước này giúp đảm bảo rằng nghi lễ cất nóc nhà diễn ra suôn sẻ, mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho gia đình.

 

Thủ tục sau khi hạ lễThủ tục sau khi hạ lễ

Những lưu ý khi cúng đổ mái nhà

Trước khi tiến hành nghi lễ, gia chủ cần tắm gội sạch sẽ và mặc quần áo chỉnh tề, lịch sự, thái độ cần trang nghiêm, chân thành.

 

Trong quá trình làm lễ cúng đổ mái nhà tầng 1 hoặc văn khấn đổ mái nhà tầng 2, gia chủ cần giữ sự thành tâm. Không khí buổi lễ phải được duy trì trang nghiêm. Tránh trò chuyện lớn tiếng, cười đùa, và cần đảm bảo không có trẻ em hoặc thú nuôi vào khu vực làm lễ để tránh làm đổ vỡ mâm cúng.

 

Khi đọc văn khấn đổ mái nhà tầng 1 hoặc văn khấn đổ mái nhà tầng 2, gia chủ nên đọc với âm lượng vừa đủ, không cần to tiếng. Tốc độ đọc nên đều đặn, không quá nhanh cũng không quá chậm.

 

Trong trường hợp mượn tuổi để thực hiện lễ cúng đổ mái nhà, gia chủ cần chuẩn bị tờ giấy bán nhà tượng trưng và số tiền 99.000 đồng. Người cho mượn tuổi sẽ đọc bài cúng đổ mái nhà, dâng hương, và thực hiện toàn bộ nghi lễ trong khi gia chủ tạm thời tránh mặt.

 

Lưu ý khi cúng đổ mái nhàLưu ý khi cúng đổ mái nhà

Sắm lễ đổ mái nhà cũng rất quan trọng và gia chủ nên chú ý thời tiết để tránh những ngày mưa gió, đảm bảo nghi lễ được thực hiện suôn sẻ.

 

Với những hướng dẫn chi tiết trên của Phong Thủy Đại Nam, hy vọng gia chủ sẽ chuẩn bị chu đáo bài cúng đổ mái nhà và thực hiện nghi lễ cúng đổ mái nhà đúng cách, giúp cho công trình được hoàn thành suôn sẻ, mang lại hưng thịnh và tài lộc cho gia đình.

Nguồn: https://phongthuydainam.vn/bai-cung-do-mai-nha/