Trả nợ tào quan là một văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Việt, xuất phát từ đạo Thánh. Hiểu theo quan niệm tâm linh, đây là một hình thức trả lại phần tiền mà chúng ta nợ trong tiền kiếp. Vậy trả nợ tào quan là gì? Cách viết sớ trả nợ tào quan như thế nào, nên làm ở đâu và cần những nghi lễ gì?
Dưới đây, Phong thủy Đại Nam sẽ cung cấp tất cả những điều cần biết về nghi lễ thờ cúng này.
Trả nợ tào quan
Xoay quanh khái niệm trả nợ tào quan có tương đối nhiều nhận định. Dưới mỗi lăng kính tôn giáo, tín ngưỡng… chúng ta sẽ có một số cách luận giải khá khác biệt.
Muốn hiểu trả nợ tào quan nghĩa là gì, trước tiên cần cắt nghĩa cụm từ “tào quan”. Theo dân gian, tào quan là các vị Quan Công Tào dưới địa phủ, chuyên xử lý tất cả việc công của con người trên dương gian và địa ngục.
Quan Công Tào sẽ trông coi các bạ tịch của sinh linh trong 3 cõi. Con người khi sống và sinh hoạt hàng ngày thường tạo ra nhiều tội lỗi khác nhau. Có những tội lỗi, con người thậm chí không biết nên vẫn phạm phải.
Khi đầu thai sang kiếp sau, con người vốn đã mắc nợ do các sai lầm tạo ra từ tiền kiếp, dẫn đến cuộc đời hiện sinh gặp nhiều khổ lụy, lận đận tiền tình.
Vì thế, để giữ được tiền của, bình an hạnh phúc trong kiếp này, nhiều người quan niệm phải làm nghi lễ trả nợ tào quan để các vị Quan Công Tào xí xóa tội lỗi đã gây ra ở kiếp trước.
Ngoài ra, còn một cách giải thích sát với nghĩa đen hơn. Đó là những người mắc nợ kiếp trước như: vay mượn tiền của không trả hoặc chưa kịp trả mà đã chết, thì kiếp sau tái sinh làm người phải tiếp tục trả.
Đây là quan niệm của đạo Thánh. Ứng theo đạo Phật, trả nợ tiền tào quan có phần tương đồng với quy luật nhân quả trong Phật giáo, và những gì đã gieo từ tiền kiếp thì kiếp này vẫn phải đeo mang. Để hóa giải nghiệp lực chi phối, con người cần dùng công đức của bản thân hoặc ai đó tự nguyện chuyển sang.
Tổng quan về trả nợ tào quan
Vậy tóm lại, trả nợ tào quan là gì? Có 2 cách lý giải như sau:
Một, là trả lại tiền nợ + kinh sách của Ngân Hàng Địa Phủ đã cho chúng ta vay mượn thông qua các vị Quan Công Tào trong kiếp trước.
Hai, là xóa bỏ những tội lỗi nghiệp chướng mà chúng ta đã gây ra ở tiền kiếp.
Đời có vay có trả, nhiều người cuộc sống nhân gian hay lâm cảnh khổ đau, xui rủi, hao tài tốn của… thường cho rằng mình vẫn còn nợ nần từ kiếp trước. Họ có xu hướng tìm hiểu và tiến hành làm nghi lễ cúng trả nợ tào quan để cầu mong thuận lợi, may mắn trong kiếp này.
Đây không chỉ là niềm tin tâm linh, mà cũng là một dịp phù hợp để chúng ta hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn, cùng nhìn lại những gì mình đã tạo sinh và ăn năn sám hối nếu đã từng gây ra những lỗi lầm trong kiếp này.
Tất nhiên, phàm là con người sống trên dương thế, tiền kiếp ai cũng gieo không ít lỗi lầm và kiếp sau thường phải trả nợ lại. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp nợ không phải trả, điển hình như:
Người tu hành
Người thuộc con nhà Tứ Phủ
Còn với những người nợ phải trả, mà không làm lễ trả nợ tào quan thì sẽ gặp những gì? Theo quan niệm tâm linh, sau khi chết vong vẫn tiếp tục được Ngân Hàng Địa Phủ cấp phát tiền bạc, kinh sách để đi học, tu tập. Sau đó xảy ra 2 trường hợp:
Nếu tu tập đắc quả: Nợ sẽ được Quan Công Tào xóa bỏ, được lên cõi cao hơn, không phải luân hồi tái sinh vào cõi Nhân làm người.
Nếu tu tập bất thành: Tiếp tục quay lại cõi Nhân tái sinh làm người để sửa chữa sai lầm, nhưng do nghiệp lực quá nặng + nợ tào quan quá nhiều dẫn đến nghiệp đổ, nhà tan, phá sản, thất bát, khổ lụy…
Tại sao phải trả nợ tào quan
Hiểu trả nợ tào quan là gì và muốn thực hiện nghi lễ này, điều đầu tiên chúng ta cần xem xét là tuổi cúng. Theo quy định trong Lục Thập Hoa Giáp chiếu theo sách cổ, các độ tuổi nam nữ bên dưới cần phải làm nghi lễ trả nợ cho các Quan Công Tào.
Số kinh sạch + tiền ứng với từng tuổi sẽ khác nhau:
Giáp Tý: Cần nộp tại kho số 3 của Tào quan tính danh tư quân. Số lượng trả 30 quyển kinh + 2 vạn 3 nghìn. Thọ 75 tuổi.
Ất Sửu: Cần nộp tại kho số 30 của Tào quan cát điền tư quân. Số lượng trả 54 quyển kinh + 38 vạn. Thọ 80 tuổi.
Bính Dần: Cần nộp tại kho số 13 của Tào Quan tính Mã tư quân. Số lượng trả 74 quyển kinh + 6 vạn. Thọ 78 tuổi.
Đinh Mão: Cần nộp tại kho số 11 của Tào Quan tính hứa tư quân. Số lượng trả 11 quyển kinh + 2 vạn 3 nghìn.
Mậu Thìn: Cần nộp tại kho số 11 của Tào Quan tính danh tư quân. Số lượng trả 30 quyển kinh + 2 vạn. Thọ 79 tuổi
Kỷ Tỵ: Cần nộp tại kho số 3 của Tào Quan tính Cao tư quân. Số lượng trả 28 quyển kinh + 7 vạn 3 nghìn.
Canh Ngọ: Cần nộp tại kho số 9 của Tào Quan tính Lý tư quân. Số lượng trả 12 quyển kinh + 10 vạn. Thọ 85 tuổi.
Tân Mùi: Cần nộp tại kho số 10 của Tào Quan tính thường an tư quân. Số lượng trả 17 quyển kinh + 10 vạn 3 nghìn + 2 hình nhân Tướng nữ. Thọ 90 tuổi.
Nhâm Thân: Cần nộp tại kho số 16 của Tào Quan tính phả tư quân. Số lượng trả 11 quyển kinh + 4 vạn 2 nghìn. Thọ 74 hoặc 89 tuổi.
Quý Dậu: Cần nộp tại kho số 1 của Tào Quan tính Thành tư quân. Số lượng trả nợ tào quan gồm 5 quyển kinh + 5 vạn 2 nghìn.
Giáp Tuất: Cần nộp tại kho số 10 của Tào quan tính Quyền tư quân. Số lượng trả 6 quyển kinh + 5 vạn + 3 bộ xà chùa. Thọ 91 tuổi.
Ất Hợi: Cần nộp tại kho số 5 của Tào quan tính Duyệt tư quân. Số lượng trả 130 quyển kinh + 4 vạn 8 nghìn. Thọ 69 hoặc 79 tuổi.
Bính Tý: Cần nộp tại kho số 9 của Tào quan tính Vương tư quân. Số lượng trả 27 quyển kinh + 2 vạn 4 nghìn. Thọ 79 tuổi.
Đinh Sửu: Cần nộp tại kho số 2 của Tào quan tính Quyền tư quân. Số lượng trả 25 quyển kinh + 2 vạn 2 nghìn + 2 hình nhân Tướng. Thọ 80 tuổi.
Mậu Dần: Cần nộp tại kho số 1 của Tào quan tính Na tư quân. Số lượng trả 21 quyển kinh + 6 vạn. Thọ 80 tuổi.
Kỷ Mão: Cần nộp tại kho số 2 của Tào quan tính Gia tư quân. Số lượng trả 1 quyển kinh + 8 vạn + 2 hình nhân Tướng. Thọ 80 tuổi.
Canh Thìn: Nộp trả nợ tào quan tại kho nào cũng được. Số lượng trả 37 quyển kinh + 5 vạn 7 nghìn. Thọ 60 tuổi.
Tân Tỵ: Cần nộp tại kho số 2 hoặc 11 của Tào quan tính Cao tư quân. Số lượng trả 70 quyển kinh + 5 vạn 7 nghìn + 3 Kinh tam bảo (Kinh thật). Thọ 65 tuổi.
Nhâm Ngọ: Cần nộp tại kho số 24 của Tào quan tính Đào tư quân. Số lượng trả 30 quyển kinh + 11 vạn. Thọ 90 tuổi.
Quý Mùi: Cần nộp tại kho số 42 của Tào quan tính Tiên tư quân. Số lượng trả 21 quyển kinh + 5 vạn 2. Thọ 80 tuổi.
Giáp Thân: Cần nộp tại kho số 56 của Tào quan tính Phạm tư quân. Số lượng trả 30 quyển kinh + 70 vạn. Thọ 80 tuổi.
Ất Dậu: Cần nộp tại kho số 2 của Tào quan tính An tư quân. Số lượng trả 24 quyển kinh + 40 vạn + 18 hình nhân Tướng. Thọ 73 tuổi.
Bính Tuất: Cần nộp tại kho số 6 của Tào quan tính Cô tư quân. Số lượng trả 25 quyển kinh + 8 vạn + 10 hình nhân Tướng + Lập đàn giải oan (Cát kết). Thọ 90 tuổi.
Tuổi cúng trả nợ tào quan
Trả nợ tào quan cần những gì còn tùy thuộc vào phong tục tín ngưỡng của mỗi địa phương, vùng miền. Tuy nhiên, để có sự chuẩn bị chu đáo nhất, gia chủ nên mua sắm đầy đủ các vật phẩm thông dụng sau:
Mâm lễ vật: nhang, đèn, nến, hoa tươi, xôi, rượu, thịt (luộc, quay), trái cây…
Mâm cúng thí thực (để riêng)
Vật phẩm khác: Bát gạo, muối, đường, nước, chậu cá, lồng chim…
Bộ giấy sớ: Điệp âm, điệp dương công cứ, điệp thông hành, phật tài quan, cầu an, đền hoàn. Cách viết sớ trả nợ tào quan là ghi rõ hành canh, tên, nộp vào khố, địa chỉ lên bộ sớ này.
Mâm lễ vật trả nợ:
Tiền vàng thiên khố: Là tiền giấy dùng để đốt trong nghi lễ, có hình ảnh biểu tượng cho địa phủ. Đây là loại tiền tào quan nộp vào khố địa phủ, khác với tiền thường dùng để đốt cho gia tiên, vong linh không thể sử dụng được.
Kinh thọ sinh: Là kinh cầu nguyện cho thọ mệnh và sức khỏe.
Kinh âm, kinh dương: Là các loại sách kinh để tỏ lòng thành kính, cầu nguyện.
Kinh trường thọ diệt tội bào hộ Đồng tử Đà ra ni: Là kinh tiêu trừ nghiệp chướng, cầu xin bảo hộ…
Ngoài ra, trong mâm lễ vật sớ hóa của một số người theo đạo Phật còn có: Kinh nhân quả, Kinh Kim cang thọ mạng, Kinh Phật đảnh tôn thắng…
Cần chuẩn bị gì cho lễ trả nợ tào quan?
Chuẩn bị đầy đủ các lễ vật trên cùng với lòng thành kính, chúng ta đã có thể bắt đầu tiến hành nghi lễ theo đúng tín ngưỡng đạo Thánh của người Việt.
Không phải ngày nào cũng thích hợp làm lễ trả nợ tào quan. Nếu hành lễ, hãy chọn một số ngày theo Âm lịch sau đây:
Ngày Thiên Xá (mỗi năm mỗi khác)
Tháng 1: Ngày Vía Ngũ Diện Diêm La Vương 08/01
Tháng 2:
Ngày vía Nhất Điện tần Quảng Vương 01/02
Ngày vía Tam Điện Tống Đế Vương 08/02
Ngày Vía Tứ Điện Ngũ Quan Vương 18/02
Tháng 3:
Ngày vía Nhị Điện Sở Giang vương 01/03
Ngày Vía Lục Điện Biến Thành Vương 08/03
Ngày vía Thất Điện Thái Sơn Vương 27/03
Tháng 4:
Ngày vía Bát Điện Bình Đẳng Vương 01/04
Ngày vía Cửu Điện Đô thị Vương 08/04
Ngày vía Thập Điện Chuyển luân vương 17/04
Ngày vía Tử Vi Đại đế 18/04
Tháng 6: Ngày vía Chư Phật giáng lâm 04/06
Tháng 7: Ngày Vía Địa Tạng Vương Bồ tát 30/07
Tháng 10: Ngày vía Hải Hội Phật 08/10
Ngoài ra, lễ trả nợ tào quan cho địa phủ còn có thể tiến hành theo Đại lễ cầu an hoặc ngày mồng 1, ngày Rằm tại các chùa.
Cúng trả nợ tào quan
Có 2 trường hợp: Đại đàn & Tiểu đàn
Nghi lễ Đại đàn: Theo trình tự thời gian
Chiều hôm trước |
Thiết đàn, Biểu kinh, Sám hối, Đại bi, Thập chú, bạch y Tụng dược sư hoặc Thủy Sám Chỉ tĩnh |
Sáng hôm sau |
Kinh Đầu tràng, Thiết Dĩ. Pháp tấu, Thỉnh Phật, Tào Quan Đội sớ, Tụng kinh, Trai ngọ |
Chiều cùng ngày |
Phóng sinh, Thí thực, Tạ Quá, Tiễn đàn, Thụ lộc |
Nghi lễ Tiểu đàn: Theo thứ tự
Thỉnh Phật – Tào quan – Thí thực – Phóng sinh – Tạ – Tiễn đàn.
Xoay quanh nghi lễ trả tiền tào quan có rất nhiều thắc mắc thường gặp, Phong thủy Đại Nam đã tổng hợp và giải đáp ngay bên dưới.
Trả nợ tào quan nên làm ở đâu là câu hỏi phổ biến của nhiều gia chủ. Và địa điểm có thể tổ chức nghi lễ này gồm 2 nơi:
Tại tư gia (nhà riêng)
Tại một số chùa
Song cần lưu ý, người mắc nợ không có khả năng tự trả nợ và làm lễ, mà cần phải nhờ đến những hàng đã thọ thông Tứ phủ. Điều đó có nghĩa là, lễ cúng tào quan phải được tiến hành khi có mặt một trong những vị sau:
Pháp sư
Hòa thượng
Điện chủ thanh đồng
Hàng bật sô trở lên (tỳ kheo)
Đây là những vị có thể làm được một số khế ấn mà người thường chưa được thụ giới, không đủ công đức không thể thực hiện được. Do đó, lễ trả nợ cho quan địa phủ tuy đơn giản, nhưng rất cần sự chuẩn xác, không thể tùy tiện để tránh hậu quả khó lường.
Lễ trả nợ tào quan
Mâm lễ vật của mỗi vùng có thể khác nhau, sự chuẩn bị của mỗi gia chủ khi hành lễ cũng khác nhau. Vì thế, việc tốn kém như thế nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như loại + số lượng lễ vật.
Tuy nhiên về bản chất, việc làm lễ trả nợ cho Quan Công Tào thường không tốn quá nhiều tiền, mà tấm lòng thành mới thực sự quan trọng.
Dựa trên quan niệm tâm linh, suy nghĩ chủ quan của mỗi người, số chi phí đầu tư cho nghi lễ sẽ khác nhau. Dù vậy, chúng ta cũng không nên quá lạm dụng vật chất để tránh biến nghi lễ thành mê tín dị đoan.
Cũng cần nói thêm rằng, không phải cứ làm nghễ trả tiền tào quan xong thì công việc sẽ hanh thông khởi sắc. Mà điều này còn tùy thuộc vào nghiệp quả tiền kiếp có nặng nề sâu đậm không. Nếu kiếp trước gieo quá nhiều nghiệp ác, chúng ta vẫn phải lãnh nghiệp quả trong kiếp này.
Trên đây là những thông tin cần biết về nghi lễ trả nợ vào kho Trời – một phong tục thờ cúng ý nghĩa của người Việt với mong muốn hóa giải điềm xui rủi. Hy vọng bài viết sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ hơn trả nợ tào quan là gì, cần những gì… để tiến hành được nghi lễ trọn vẹn.
Mọi thắc mắc hoặc các thông tin liên quan, quý bạn đọc vui lòng liên hệ Phong thủy Đại Nam. Chúng tôi sẽ tư vấn, giải đáp nhanh nhất có thể các câu hỏi về trả nợ tào quan.
Nguồn: https://phongthuydainam.vn/tra-no-tao-quan/